Bạn có phải là người 'hướng trung'? • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Bạn có phải là người ‘hướng trung’?

Sự ra đời của kiểu ‘tính cách’ này đã chấm dứt cuộc tranh cãi muôn thuở giữa người hướng nội và người hướng ngoại. Cùng Tạp chí Nữ Doanh Nhân tìm hiểu xem bạn có phải là người sở hữu nét tính cách trung hoà này hay không nhé!

“Bạn là người hướng nội hay người hướng ngoại?”, đây hẳn không phải là lần duy nhất bạn nhận được câu hỏi này. Đối với một số người, đáp án vô cùng đơn giản là lựa chọn 1 trong 2 tính cách; thế nhưng, đa số chúng ta đều không dễ dàng đưa ra lựa chọn.

Nguyên nhân là vì những tiêu chí phân biệt hướng nội và hướng ngoại đã là phương pháp nhận định lỗi thời. Tính cách con người tồn tại và phát triển theo một hệ miền liên tục. Đại đa số chúng ta đều không hướng ngoại mà cũng chẳng hề hướng nội. Chúng ta thường thuộc về một vùng nằm giữa hai kiểu tính cách nêu trên.Multiracial group of friends having a coffee together. Two women and a man at cafe, talking, laughing and enjoying their time. Lifestyle and friendship concepts with real people models

Tính cách bao gồm chuỗi giá trị không đổi các sở thích và xu hướng, được hình thành từ cách mà con người tiếp cận thế giới bên ngoài. Nét đặc trưng của từng tính cách xuất hiện rất sớm, từ những năm đầu tiên của của cuộc đời, và dần dần hoàn thiện, trong xuyên suốt quá trình trưởng thành. Có rất nhiều giá trị quan trọng liên tục thay đổi trong quãng đời của một người; tuy nhiên, tính cách dường như là bất biến.

 

***

“Hãy là chính mình, thể hiện cá tính, tự tin vào bản thân, đừng mãi tìm kiếm một hình mẫu thành công nào ở thế giới ngoài kia để rồi trở thành một bản sao vô nghĩa.”

— Bruce Lee.

***

 

Sự giao thoa liên tục giữa hướng nội và hướng ngoại đã chỉ ra những đặc điểm quan trọng nhất trong tính cách con người. Thật không thoả đáng nếu chúng ta buộc phải tự xếp loại bản thân vào một trong hai kiểu tính cách cơ bản, chỉ vì có một vài ưu khuyết điểm đặc trưng của mỗi kiểu tính cách.NDN_Ban la nguoi huong noi hay ngoai_5

Ông Adam Grant tại Đại học Wharton đã nghiên cứu về hiện tượng này và thu về nhiều kết quả đáng kinh ngạc. Đầu tiên, ông phát hiện ra rằng hơn hai phần ba dân số thế giới không biết rõ bản thân hướng nội hay hướng ngoại. Những người này (hay đại đa số chúng ta) được gọi là người hướng trung (ambivert), sở hữu các đặc điểm hướng nội lẫn hướng ngoại. Tuỳ theo hoàn cảnh, tính cách của họ sẽ thay đổi theo xu hướng nhất định.

Người hướng trung rõ ràng sở hữu nhiều lợi thế, so với người thuần hướng nội hoặc hướng ngoại. Kiểu tính cách này không lệ thuộc vào bất kỳ xu hướng nào; do vậy, họ dễ dàng chọn được phương pháp giao tiếp phù hợp trong nhiều tình huống. Đặc điểm này giúp người hướng trung nhanh chóng thích nghi, gắn kết và tạo mối quan hệ giao hảo với người khác.  

Cũng từ nghiên cứu này của Grant, ta cũng có được góc nhìn khác về định kiến cố hữu rằng người bán hàng giỏi phải có tính cách hướng ngoại. Khả năng linh hoạt trong giao tiếp xã hội của người hướng trung giúp họ giao dịch tốt hơn những nhóm tính cách khác. Bản năng của người hướng trung là rất linh động trong trình bày lẫn lắng nghe. Họ thường thể hiện sự săn đón và nhiệt huyết vừa đủ để thuyết phục người mua mở hầu bao. Người hướng trung sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của khách hàng để đưa ra đề nghị phù hợp và giảm thiểu những tình huống tỏ ra kiêu căng hay vồn vã một cách phản cảm.

 NDN_Ban la nguoi huong noi hay ngoai_3

Tư duy của người hướng trung

Khả năng hoà nhập của con người được quyết định bởi ‘dopamine’ – một hormone tạo hưng phấn của não bộ. Tất cả chúng ta đều có mức độ kích thích dopamine khác nhau ở tân vỏ não (vùng chịu trách nhiệm cho những hoạt động thần kinh cao cấp như ngôn ngữ hay tư duy có ý thức). Những người sở hữu mức kích thích này cao thường có tính cách hướng nội. Họ luôn hạn chế tối đa những tình huống làm tăng kích thích dopamine, vì nó gây cảm giác hồi hộp và lo lắng. Ngược lại, người hướng ngoại lại có mức dopamine khá thấp. Nếu không nhận đủ, họ sẽ cảm thấy buồn chán; do vậy, người hướng ngoại luôn tự tìm cách tăng dopamine, thông qua nhiều hoạt động xã hội.

Dù thường xuyên thay đổi, mức dopamine của hầu hết chúng ta đều không quá cao. Đôi lúc, bạn cũng cần thêm dopamine, trong nhiều trường hợp khác thì ngược lại, bạn chỉ muốn được yên bình.NDN_Ban la nguoi huong noi hay ngoai_2

Bạn có phải là người hướng trung hay không?

Việc xác định mức độ hướng nội và hướng ngoại của bản thân thực ra rất quan trọng. Bằng cách nắm rõ đặc điểm tính cách cá nhân, bạn có thể hiểu rõ xu hướng hành động và phát huy thế mạnh của mình.

Nếu chưa chắn rằng mình có phải người hướng trung hay không, hãy xem xét độ phù hợp của các nhận định dưới đây với cá tính bản thân. Nếu hầu hết nhận định đều trùng khớp thì bạn chính là người hướng trung.

  1. Tôi có khả năng làm việc độc lập lẫn hoạt động nhóm. Tôi không thiên vị bất kỳ hình thức nào.
  2. Giao tiếp xã hội không khiến tôi mất tự nhiên. Tuy nhiên, gặp gỡ quá nhiều người cũng khá là mệt mỏi đấy!
  3. Trở thành trung tâm của sự chú ý thì cũng vui thật nhưng tôi không muốn nó kéo dài quá lâu.
  4. Nhiều người bảo rằng tôi khá ít nói nhưng cũng không ít người nhận xét tôi rất hoà đồng.
  5. Không phải lúc nào tôi cũng thích di chuyển nhưng ở lâu mãi một chỗ thì cũng buồn chán lắm.
  6. Tôi dễ dàng bị cuốn vào những cuộc trò chuyện náo nhiệt nhưng cũng thường tự chìm đắm trong suy nghĩ của riêng mình.
  7. Việc tán dóc không làm tôi khó chịu nhưng đôi khi, nó khiến tôi cảm thấy chán chường.
  8. Nói về chủ đề lòng tin, tôi khá cảnh giác nhưng cũng dễ tin người, tuỳ từng trường hợp.
  9. Khi ở một mình quá lâu, tôi cảm thấy buồn chán lắm. Thế nhưng việc hội họp thường xuyên khiến tôi dường như kiệt sức.

Businesswoman leader looking at camera in modern office with multi-ethnic businesspeople working at the background. Teamwork concept. Caucasian woman.

Bí quyết để trở thành một người hướng trung thành công chính là khả năng tự điều chỉnh cực tính cách phù hợp với hoàn cảnh, khi điều này không diễn ra một cách tự nhiên. Người có khả năng nhận thức bản thân kém thường không giỏi thực hiện việc này. Ví dụ, trong một buổi hội họp, người hướng trung biết nhận thức bản thân sẽ bộc lộ cá tính hướng ngoại, dù rằng họ đã khá mệt mỏi vì phải gặp gỡ quá nhiều người trong ngày hôm đó. Do đó, khi chọn sai cách tiếp cận trong giao tiếp sẽ khiến người hướng trung cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và nản chí.

Rèn luyện tính cách hướng trung được xem là bài học của sự dung hoà. Theo đó, những nhân viên có năng suất làm việc vượt trội thường có khả năng nhận thức bản thân cao. Bằng cách nhận thức mức độ hướng nội/hướng ngoại của bản thân, bạn có thể phát huy xu hướng hành động và sở thích; từ đó, tăng cường khả năng tự nhận thức và trí thông minh cảm xúc.

Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm: 

Đừng để quá muộn để nhận ra

Rối loạn đa nhân cách

Comment