Làm thế nào để tăng động lực ngày trở làm việc đầu tiên sau Tết?

Bạn đã sẵn sàng quay trở lại làm việc sau Tết chưa?

Ngày trở lại làm việc sau Tết có thể là một thách thức đối với nhiều người, nhưng có một số cách bạn có thể áp dụng để tăng động lực và khởi đầu tuần làm việc mới một cách hiệu quả.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cũng đã kết thúc, chúng ta bắt đầu quay trở lại với lịch trình công việc đã được định sẵn, sẵn sàng cho một năm mới thành công. Nhưng không! Không phải ai cũng có thể nhanh chóng có một tinh thần sảng khoái trong ngày đầu năm tại văn phòng. Hiện tượng này được giới tâm lý gọi là “buồn chán sau kỳ nghỉ”, và có thể mang đến cảm giác lo lắng, miễn cưỡng khì phải chuyển từ niềm vui và thư giãn của Tết sang vòng quay cuộc sống, công việc. 

Động lực làm việc

Sự thay đổi của hai không khí trái ngược giữa Tết với đi làm có thể dẫn đến cảm giác mất mát và căng thẳng tăng cao khi bạn đấu tranh để dung hòa những trải nghiệm tự do và thư giãn gần đây với áp lực công việc. Sự tương phản giữa việc thư giãn trong kỳ nghỉ và trách nhiệm liên quan đến công việc có thể khiến chúng ta có rất ít động lực để làm việc trong những ngày đầu tiên sau Tết. 

Tuy nhiên, chúng ta không thể để mặc cho tinh thần chìm đắm trong những ngày Tết, hãy điều hướng giai đoạn tạm gọi là “bước nhảy” này một cách hiệu quả hơn bằng những cách sau đây!

Nghĩ về những điều tích cực

Khi kỳ nghỉ Tết kết thúc, chìa khóa để chuyển đổi thành công nằm ở sự chủ động và chăm sóc bản thân. Điều hướng giai đoạn sau kỳ nghỉ lễ đòi hỏi sự cân bằng tinh tế trong việc thừa nhận những thách thức về mặt cảm xúc, đồng thời nuôi dưỡng tư duy tích cực, chủ động để biến sự lo lắng tiềm ẩn tại nơi làm việc thành cơ hội để phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

Thay vì mang một trạng thái uể oải đến văn phòng, hãy cho phép bản thân thả lỏng và nghĩ về những điều tích cực khiến bạn hào hứng trở lại công việc. Có thể đó là việc bạn được làm việc ở nhà hai ngày một tuần hoặc bạn thích đồng nghiệp của mình hoặc có cà phê miễn phí trong phòng nghỉ. Dù những điều này nhỏ nhoi và khá đơn giản những có khả năng khởi động lại tinh thần làm việc của bạn sau kỳ nghỉ dài ngày. Loại bỏ suy nghĩ bản thân phải trở nên năng suất ngay từ những ngày đầu, bạn nên tạo ra không gian tinh thần để thích nghi một cách tự nhiên và hiệu quả hơn với các thói quen ở nơi làm việc.

Ngoài ra trước ngày trở lại, hãy huẩn bị tinh thần bằng cách dần dần làm quen lại các thói quen của bạn, bằng cách điều chỉnh lịch trình giấc ngủ, lên kế hoạch cho bữa ăn hoặc sắp xếp không gian làm việc để chuyển đổi trạng thái tinh thần tốt nhất. 

Động lực làm việc

Tạo động lực cá nhân

Tạm gác lại những thách thức tiềm ẩn, hãy tập trung vào việc tạo ra những dự đoán tích cực cho năm nay. Điều này có thể liên quan đến việc đặt ra các mục tiêu nghề nghiệp, hình dung ra những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp tiềm năng hoặc lập kế hoạch đi du lịch trong tương lai bằng thời gian nghỉ phép của bạn.

Hoặc, có thể phạm vi công việc của bạn không thay đổi nhiều, nhưng bạn có thể nâng cao khả năng quản lý thời gian của mình để hoạt động tối ưu hơn. Nếu bạn đang làm việc nhiều giờ hơn mức mong muốn, điều đó có thể giống như việc thực hành lập kế hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên và giảm bớt những phiền nhiễu để hoàn thành công việc đúng giờ.

Nếu thời gian đã ổn định, hãy xem liệu bạn có thể hiệu quả hơn nữa để tạo không gian cho những việc quan trọng đối với mình hay không. Việc có động lực cá nhân để nâng cao năng suất có thể giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn và làm cho công việc trở nên ít vất vả hơn.

Hãy thiết lập những mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được trong những tuần đầu tiên đi làm trở lại. Những điều này có thể bao gồm việc hoàn thành một dự án cụ thể, phát triển một kỹ năng nhất định hoặc thúc đẩy sự hợp tác nhóm tốt hơn. Việc đặt ra những mục tiêu này sẽ mang lại cho bạn sự tập trung và ý thức rõ ràng về mục đích.

Tìm cơ hội tăng trưởng bản thân

Trong hầu hết mọi tình huống, bạn có thể tạo cơ hội học hỏi và phát triển theo cách mà bạn cảm thấy hài lòng. Bằng cách vạch ra các cơ hội để phát triển nghề nghiệp và tận hưởng niềm vui cá nhân, bạn hoàn toàn có thể biến những tháng mùa đông có vẻ ảm đạm thành một khung cảnh đầy tiềm năng và hứng thú, mang lại cho bản thân động lực liên tục và điều có ý nghĩa để mong đợi.

Ví dụ, bạn có thể tìm hiểu về các khóa học kỹ năng để cải thiện cũng như hỗ trợ cho công việc của mình, từ đó tạo ra thêm nhiều cơ hội cho chính mình. Bạn thậm chí có thể nghĩ xa hơn về việc thăng chức, quản lý một nhóm nhỏ trong công ty và xem đó là mục tiêu để phấn đấu.  

Trường hợp, không nhìn thấy được sự thăng tiến trong công việc, bạn có thể nghĩ đến một điểm đến mới. Nhưng trước đó, vẫn là năng cao kỹ năng của bản thân, đăng ký các khóa học trực tuyến để chắc chắn rằng khi bước ra bên ngoài, bạn tự tin cạnh tranh với các đối thủ khác. Hãy nhớ rằng khả năng phát triển của bạn là vô tận.

Động lực làm việc

Bạn đang muốn gì?

Đôi khi một số thay đổi nhỏ trong công việc có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc bạn cảm thấy có động lực làm việc như thế nào. Hãy suy nghĩ về những gì bạn thực sự đánh giá cao ở vai trò hiện tại của mình. Sau đó hãy xem liệu bạn có thể yêu cầu ít nhất một số thay đổi đó hay không. Tự đánh giá xem bạn có thể tổ chức một số cuộc gặp riêng với sếp hoặc quản lý để tìm ra con đường phát triển nghề nghiệp của bạn thay vì chỉ đề cập đến việc hoàn thành “daily task”.

Hoặc liệu bạn có thể thảo luận với quản lý trực tiếp về lộ trình phát triển cá nhân cho sự phát triển của bản thân hay không. Bạn có thể ở đâu trong một năm, ba năm và năm năm? Bạn cần phát triển kinh nghiệm gì để đạt được những mục tiêu đó? 

Khi biết bản thân muốn gì, bạn sẽ sẵn sàng khởi động hết công suất, và tăng tốc cho những mục tiêu, kế hoạch của mình trong năm mới. Trong suốt giai đoạn này, hãy ưu tiên thực hành chánh niệm bằng cách thiền, hít thở sâu để cân bằng tốt nhất có thể. Chánh niệm có thể giúp bạn quay trở lại làm việc với tâm trí bình tĩnh và tập trung.

Ngoài ra, hãy nuôi dưỡng tư duy biết ơn bằng cách thừa nhận những gì bạn biết ơn trong công việc của mình. Điều đó có thể là đồng nghiệp của bạn, những cơ hội mà công việc của bạn mang lại. Lòng biết ơn có thể chuyển sự tập trung của bạn từ những gì bạn đã bỏ lại trong kỳ nghỉ sang những gì bạn đang quay trở lại.

KẾT

Bằng cách chấp nhận tư duy phát triển và coi những thách thức là cơ hội để học hỏi và cải thiện, bạn có thể giúp thay đổi quan điểm của mình – xem nơi làm việc không phải là nguồn cơn gây ra căng thẳng mà là nơi bạn có thể đạt được, đóng góp và phát triển. Tư duy này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quay trở lại làm việc mà còn tạo tiền đề cho một năm trọn vẹn và hiệu quả hơn phía trước.

Và không thể không nhắc đến, hãy biết ơn vì bạn vẫn có một nguồn thu nhập giữa thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay. Không kiếm được tiền và không có công việc còn áp lực hơn rất nhiều so với trạng thái uể oải của bạn sau những ngày nghỉ Tết.

Ảnh: freepik.com

Có thể bạn quan tâm:

Comment