7 kiểu ăn uống sai lầm gây lão hóa đến 7 bộ phận cơ thể - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

7 kiểu ăn uống sai lầm gây lão hóa đến 7 bộ phận cơ thể

Ăn uống lành mạnh và quan tâm đến sức khỏe là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nhưng, chúng ta phải ăn uống như thế nào để luôn khỏe mạnh và hạn chế sự lão hóa đến từng bộ phận trong cơ thể?

7 kiểu ăn uống sai lầm gây lão hóa đến từng bộ phận cơ thể

Rượu: gây lão hóa cho gan

Uống rượu có hại cho gan, đây là một nghiên cứu đã được chứng minh từ khoa học. Dù là rượu trắng, rượu đỏ hay bia, thì chúng đều sẽ chứa một phần lớn các chất cồn. Việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài dẫn đến việc cơ thể tích tụ một lượng lớn chất cồn sẽ gây gánh nặng lớn cho gan và dễ dẫn đến tổn thương tế bào gan. Một số người đã tự trấn an rằng uống nhiều rượu mới có hại cho cơ thể. Trong khi chỉ uống một chút sẽ không có ảnh hưởng gì quá lớn đến sức khỏe. Nhưng trên thực tế, chỉ cần bạn uống rượu, nó sẽ làm tổn thương đến cơ thể của bạn.

Đồ ngọt: gây lão hóa làn da

Hiện nay, nhiều người tin rằng đồ ngọt có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Vì vậy nhiều người bắt đầu kiêng đường tuyệt đối trong chế độ ăn hằng ngày. Tại sao đường lại là kẻ thù số một của sắc đẹp và làn da? Nhiều phụ nữ đặc biệt thích ăn đồ ngọt, nhưng đồ ngọt sau khi vào trong cơ thể con người sẽ có tác dụng đường hóa sau khi được cơ thể tiêu hóa. Quá trình này sẽ kết hợp với protein theo dòng chảy của máu. Sự kết hợp của đường và protein sẽ tạo ra sự phân tách của collagen duy trì độ đàn hồi của da và dẫn đến da sẽ có màu vàng sẫm, nếp nhăn, chảy xệ, lỗ chân lông to,… Ngoài ra, nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, tình trạng da xấu đi, dễ xảy ra các vấn đề như mụn trứng cá, mụn bọc, các đốm sắc tố melanin. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện như: bánh kẹo, nước có gas,… nếu muốn duy trì làn da khỏe mạnh.

7 kiểu ăn uống sai lầm gây lão hóa đến từng bộ phận cơ thể

Chất béo: gây lão hóa cho tim

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology cho thấy lệnh việc hạn chế tối đa chất béo chuyển hóa có thể giúp giảm tỷ lệ bệnh tim và đột quỵ. Những thực phẩm như: dầu thực vật nhân tạo, bơ thực vật, bơ thực vật, shortening, kem không sữa, đây là những thành phần phổ biến hơn, tất cả đều là chất béo chuyển hóa nhân tạo. Lượng chất béo chuyển hóa nạp vào cơ thể mỗi ngày không được vượt quá 2,2 gam/ người, nếu nạp quá nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên hạn chế ăn uống, tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo để tránh gây lão hóa cho trái tim khỏe mạnh của mình.

Thức ăn quá nóng: gây lão hóa thực quản

Ăn khi thức ăn còn nóng hổi là một trong những thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng thực phẩm không được quá 65 độ C. Và nếu thường xuyên lặp lại hành vi ăn uống này có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Bề mặt của thực quản được bao phủ bởi một lớp màng mỏng manh và nhiệt độ của thức ăn có ảnh hưởng lớn đến thực quản. Nếu nhiệt độ thức ăn quá cao sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản và gây viêm nhiễm, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Thông thường, khi thực quản bị bỏng, cơ thể con người cũng khó cảm nhận được ngay những tổn thương. Vì vậy, nhiệt độ thích hợp nhất để ăn uống không lạnh cũng không nóng, môi chúng ta chỉ cần cảm nhận được thức ăn ở một độ ấm nóng nhất định là phù hợp nhất. Khi ăn, hãy từ tốn và chậm rãi thưởng thức món ăn. Đừng xì xụp những món ăn có nước nóng hổi, để rồi bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất lại là thực quản của bạn.  

7 kiểu ăn uống sai lầm gây lão hóa đến từng bộ phận cơ thể

Ăn mặn: gây lão hóa dạ dày

Gia vị đậm đà là một hương vị đặc trưng trong khẩu vị của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, những gia vị như nước mắm hay muối có thể được xem là “người bạn lâu đời” trong cuộc sống của mỗi gia đình. Muối không chỉ có thể làm phong phú hương vị món ăn mà còn giúp duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Nhưng nếu duy trì chế độ ăn nhiều muối lâu dài rất có hại cho sức khỏe của dạ dày. Áp suất thẩm thấu cao của muối sẽ gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày dẫn đến hàng loạt các biến đổi bệnh lý như: xung huyết, phù nề, xói mòn hay xuất huyết,…

Chế độ ăn nhiều muối có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp prostaglandin E2, nếu cơ thể thiếu chất này có thể gây viêm dạ dày, loét dạ dày và các bệnh lý khác. Nhiều muối cũng sẽ trở thành “đồng phạm” của chất gây ung thư, làm tăng tác dụng gây ung thư của chất gây ung thư. Hơn 10 nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Pháp, Anh và Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng thực phẩm nhiều muối và bảo quản bằng muối là những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. Vì vậy, bạn nên sửa đổi một chút khẩu vị của mình hoặc chọn loại muối có hàm lượng natri thấp và hạn chế tiêu thụ những gói muối gia vị trong những thức ăn đóng gói.

Ăn uống không đúng cách: gây lão hóa đường ruột

Cơ quan miễn dịch lớn nhất của cơ thể con người là đường ruột. Một môi trường vi khuẩn đường ruột ổn định sẽ duy trì hoạt động tiêu hóa và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, với sự gia tăng của tuổi tác cùng với một số thói quen xấu như: ăn khuya, hút thuốc, uống rượu hay cảm xúc tiêu cực,… sẽ làm rối loạn môi trường vi sinh đường ruột và dẫn đến đường ruột bị lão hóa.

Tuổi tác ngày một gia tăng cùng với các áp lực cuộc sống và một chế độ ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột giảm và gia tăng hệ vi khuẩn có hại vẫn tiếp tục, gây rối loạn chức năng của đường ruột. Những người ăn kiêng quá mức hay có một lối sống không khoa học như: thức khuya, nghiện rượu và thuốc lá sẽ kèm theo đó là một gánh nặng lên đường tiêu hóa, khiến “tuổi ruột” của họ vượt quá tuổi thực rất nhiều. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ chất xơ và duy trì một chế độ ăn nhiều rau xanh bên cạnh lối sống khoa học, bạn đang làm chậm quá trình lão hóa của đường tiêu hóa.

7 kiểu ăn uống sai lầm gây lão hóa đến từng bộ phận cơ thể

Khói bếp: gây lão hóa phổi

Tác động của khói bếp đối với con người được cho là có khả năng kích ứng mạnh đến mắt và tai, mũi, họng, gây ra tình trạng viêm tai, mũi, họng, viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp khác. Hít phải khói dầu trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng như: chán ăn, khó chịu, thiếu năng lượng, thờ ơ, mệt mỏi và suy nhược. Khi nấu nướng, hãy bật máy hút mùi hoặc có thể mở cửa sổ để không gian được thông thoáng hơn. Ngoài ra, mùi khói từ những thực phẩm nướng than cũng là điều bạn nên lưu ý. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh bộ lọc của máy hút mùi mỗi tháng một lần để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của máy hút mùi.

Tạp chí Nữ Doanh Nhân tổng hợp | Ảnh: Internet

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Comment