4 lý do hàng đầu khiến các doanh nghiệp start-up thất bại • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

4 lý do hàng đầu khiến các doanh nghiệp start-up thất bại

Thất bại trong kinh doanh không phải là điều bạn muốn nghĩ đến khi bắt đầu kinh doanh. Nhưng nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình thành công, bạn cần biết và tránh 4 lý do phổ biến dưới đây!

Theo số liệu thống kê được công bố vào năm 2018 của Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA), có khoảng 1/5 các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại trong năm đầu tiên và khoảng một nửa trong số đó tiếp tục chịu thua trong vòng 5 năm. Chỉ khoảng 1/3 sống sót được hơn 10 năm trở lên và phát triển mạnh mẽ. Dù là số liệu khá nghiệt ngã, nhưng điều này cũng phản ánh những sai lầm tương tự mà hầu như các công ty nhỏ đều mắc phải. Đó là những sai lầm nào?

Tìm sai lý do khởi nghiệp

Lý do thất bại trong kinh doanh thường gắn liền với lý do chủ sở hữu bắt đầu kinh doanh. Lý do chính của bạn khi bắt đầu kinh doanh là mong muốn được kiếm nhiều tiền hơn? Hay bạn nghĩ rằng khi quyết định kinh doanh bạn sẽ có thể dành nhiều hơn thời gian cho gia đình? Mặc dù đó là một số lợi ích mà một số doanh nhân thành công đạt được sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, nhưng chắc chắn chúng không phải là lý do khiến họ bắt đầu kinh doanh. Chỉ khi bạn có niềm đam mê mãnh liệt và yêu thích một thứ gì đó, bạn sẽ quyết tâm và tin tưởng mạnh mẽ vào khởi đầu của mình, bạn sẽ tìm thấy lý do để mình phấn đấu và cải thiện các giải pháp sáng tạo của mình. Hãy tìm ra lý do trước khi bắt đầu, bởi nếu bắt đầu rồi mới tìm lý do để đối phó cho quyết định nông nổi của mình, bạn sẽ phải trả giá thật nhanh. 

Quản lý kém

Quản lý kém chính là lý do số một dẫn đến thất bại của một doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp nếu thiếu chuyên môn kinh doanh và không có kiến thức trong các lĩnh vực như tài chính, sản xuất, tuyển dụng và quản trị đội ngũ sẽ rất khó trụ vững và trở thành đầu tàu của một tổ chức. Nếu là một người chủ doanh nghiệp, hãy luôn tìm cách khắc phục vấn đề khi có sự cố, mạnh mẽ đối diện và thường xuyên nghiên cứu, tổ chức, lập kế hoạch và đảm bảo kiểm soát tất cả các hoạt động của công ty bạn. Nếu người chủ không nhận ra những gì họ làm là không tốt và tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc tìm cách cải thiện, công ty sẽ có thể thất bại và phá sản ngay lập tức. Hãy nhớ, người quản lý thành công cũng là một người lãnh đạo giỏi, người tạo ra môi trường làm việc khuyến khích năng suất là người có thể đối mặt với sự thay đổi, bình tĩnh biến chuyển và hình dung nên những những khả năng mới cho tương lai. 

Đọc thêm:

Bứt phá để thành công 

Dù làm công việc gì, hãy suy nghĩ như một doanh nhân

Thiếu hụt nguồn vốn

Một sai lầm trong kinh doanh phổ biến khiến các doanh nghiệp thất bại là do không có đủ tài chính để xoay sở và hoạt động. Chủ doanh nghiệp mới thường không hiểu về việc kiểm soát dòng tiền hoặc đánh giá thấp số tiền họ sẽ cần để bắt đầu kinh doanh. Kết quả là họ buộc phải đóng cửa trước khi họ có cơ hội thành công. Điều bắt buộc là phải xác định doanh nghiệp của bạn sẽ cần bao nhiêu và bạn cần biết rằng, kinh doanh không chỉ cần các chi phí khi bắt đầu kinh doanh mà còn cả chi phí trong quá trình kinh doanh. Hãy đảm bảo nguồn vốn của bạn sẽ đủ để bạn trang trải tất cả các chi phí cho đến khi doanh số cuối cùng có thể trả cho các chi phí phát sinh trong giai đoạn hình thành. 

Lơ là việc lập kế hoạch 

Bất cứ ai từng phụ trách một sự kiện lớn thành công đều biết rằng nếu sự kiện đó không có một kế hoạch chiến lược cẩn thận, đội ngũ làm việc chăm chỉ thì thanh công sẽ không bao giờ xảy ra. Điều này cũng tương tự khi nói về thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều quan trong đối với tất cả các công ty khi start-up đó là sở hữu cho mình một kế hoạch kinh doanh chỉn chu, bao gồm những vấn đề như mô tả doanh nghiệp, tầm nhìn, mục tiêu và chìa khóa thành công, và dĩ nhiên không thể thiếu các vấn đề về thị trường, nhu cầu nhân lực và giải pháp tiềm năng hay phân tích khả năng cạnh tranh và các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, ngân sách,…Điều này vô cùng thực tế và cần dựa trên thông tin chính xác để giúp bạn có cách phán đoán chính xác và không lặp lại những thiếu sót cơ bản trong quá trình vận hành. 

Có thể bạn quan tâm:

Chinh phục sợ hãi khởi sự: Sao cho đúng?

Triệu phú tự thân Mỹ: ‘Sai lầm lớn nhất là khởi nghiệp cùng người yêu’

Comment