Biến đối thủ thành đồng minh? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Biến đối thủ thành đồng minh?

Trong một bài phỏng vấn mới đây, vị lãnh đạo của Microsoft khẳng định, Apple đã không còn là đối thủ của họ mà đã trở thành một người bạn của hãng. Dù bạn tin hay không, đối thủ cạnh tranh đôi khi là những người “bạn” thật sự tốt dành cho một doanh nghiệp. Hãy nghĩ xem nếu không có đối thủ cạnh tranh, có nghĩa là những gì bạn đang làm không thực sự có giá trị hoặc không có đủ lợi nhuận để những người khác cũng muốn làm điều đó.

Nhiều chủ doanh nghiệp lo sợ rằng việc tồn tại một đối thủ cạnh tranh sẽ dễ làm cho họ tuột lại trước đường đua. Khi nhìn vào cuộc đua, họ chỉ tập trung tìm cách vượt qua đối thủ mà không nhìn thấy tiềm năng tích cực cho một mối quan hệ đối tác đầy khả quan để cùng nhau bước tới. Là một doanh nhân, đôi khi bạn phải gạt bỏ cảm xúc cá nhân để nhìn vào những gì tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Tồn tại sự cạnh tranh có thể là mối đe dọa, nhưng bạn đã thử tưởng tượng đến việc bắt tay đối thủ và làm bạn với họ chưa? Thế giới kinh doanh hiện nay đã được san bằng và tạo thành một mặt phẳng rộng lớn, trên mặt phẳng đó cho phép các doanh nghiệp đứng cùng chiến tuyến hoặc thậm chí là nâng đỡ nhau nếu đối thủ gặp khó khăn hay thất bại. Trên thực tế, không có gì là không thể xảy ra nếu chúng ta đều dựa trên một mục đích cuối cùng là thành công.

Học hỏi lẫn nhau

Đừng lo lắng về việc tiếp cận các đối thủ, hãy nhớ rằng bạn cũng giống họ đã từng bắt đầu hoặc điều hành một công ty trong cùng một ngành. Nhờ thế, cả bạn và đối phương sẽ có thể chia sẻ với nhau về niềm đam mê như một điểm chung hay sở thích đặc biệt. Trong suốt cuộc đời kinh doanh của bạn, bạn sẽ gặp một số doanh nhân có cùng chí hướng, bạn sẽ không chỉ nhận được sự tôn trọng, mà còn có thể hòa hợp với họ. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ giữ liên lạc với đối phương, đôi khi tách cà phê sau giờ làm với “bạn cạnh tranh” lại trở nên vô giá tại thời điểm quan trọng. Không có doanh nhân nào có tất cả những hiểu biết mà họ cần, và không ai nên kiêu ngạo như thể mình nắm giữ tất cả những sứ mệnh quan trọng. Hãy học hỏi và trau dồi bằng cách tạo ra những kỳ vọng trong giới hạn cho phép của cả hai. Bên cạnh đó, những sai lầm của đối thủ cũng có thể là bài học giúp bạn phát hiện ra những sai lầm mà bạn đang tự tạo ra và sẽ giúp bạn ngăn chặn chúng ngay từ đầu.

Xây cầu nối thay vì bức tường rào cản

Thực tế ngày nay, đối thủ cạnh tranh của bạn có thể dễ dàng khám phá bí mật của công ty bạn vì hầu như mọi thứ đều để lại dấu chân kỹ thuật số. May mắn thay, thành công không được xây dựng trên những bí mật mà nền tảng cho thương hiệu là từ hàng ngàn điều nhỏ nhặt tạo nên. Thay vì bảo vệ công thức của bạn như Coca-Cola , hãy cố gắng nuôi dưỡng mối quan hệ tin tưởng mà mọi người đều có thể hưởng lợi từ nó. Xây dựng cầu nối thay vì bức tường cản trở sẽ giúp bạn chuyển hướng khách hàng tiềm năng và khuếch tán sở hữu của doanh nghiệp mình. Nên nhớ rằng, bạn khó có thể xây dựng mọi thứ một mình mà trơn tru suốt chặng đường. Bất kể bạn làm gì, bạn đều có thể đối mặt với một môi trường phức tạp luôn biến đổi. Một cách hợp lý, nếu muốn đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng không có đủ chuyên môn, tại sao không xem xét tài nguyên của đối thủ và liên kết với họ? Cũng giống như khi Whole Foods nhận thấy rằng “omnichannel” đã trở thành nhu cầu của người tiêu dùng, họ đã quyết định hợp tác với Instacart để cố gắng tạo ra hệ thống phân phối dựa trên thiết bị di động của riêng mình từ đầu. 

Hãy là bạn bè, không phải kẻ thù

Với một góc độ nào đó, bạn thậm chí có thể thấy rằng đối thủ cạnh tranh của bạn cũng là những đối tác vô cùng lý tưởng. Toyota và BMW đã từng hợp tác phát triển một chiếc xe sang trọng thân thiện với môi trường, kết quả là công nghệ mới mà cả hai công ty khai thác đều có thể sử dụng. Nghe có vẻ phản thực tế, nhưng việc bắt tay đối thủ thực sự có thể giúp xây dựng nhận thức cho thương hiệu của bạn nếu bạn đang ở trong một ngành công nghiệp hoặc thể loại mới.

Thân thiện không có nghĩa là chia sẻ mọi bí mật hay bỏ qua cạnh tranh. Sau tất cả, trong một thị trường đông đúc, bạn chỉ cần khách hàng có thể nhận ra bạn dù rằng họ luôn có một lựa chọn kèm theo. McDonald’s cần Burger King; FedEx giữ UPS trên các “ngón chân” của họ. Cuối cùng, các đối thủ kinh doanh lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn chặn sự tự mãn và làm cho công ty của bạn mạnh mẽ hơn về lâu dài.

Đồng cảm:

Có thể tìm thấy mối quan hệ thân thiết với người hiểu được tính chất công việc mà bạn đang làm.

Hỗ trợ:

Tìm thấy sự hỗ trợ và quan tâm từ “kẻ thù” chứ không phải người thân.

Tạo sự khác biệt:

Từ những quan điểm của đối phương, bạn có thể tạo ra những mặt tuyệt vời khác biệt nhưng không lo bị “chồng chéo” hay sao chép về ý tưởng.

Cộng tác:

Phát hiện ra cơ hội hợp tác mà bạn chưa từng nghĩ tới.

Mạng lưới mạnh mẽ:

Có được sự cổ vũ và khích lệ từ chính bệ phóng là các doanh nhân cùng ngành nghề.

Bài viết độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Text: Hong Dang

Có thể bạn quan tâm:

Thư giãn kiểu…doanh nhân

Vì sao doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân?

Comment