10 lý do vì sao nghệ thuật rất quan trọng đối với giáo dục con trẻ - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

10 lý do vì sao nghệ thuật rất quan trọng đối với giáo dục con trẻ

Vài năm gần đây, hầu hết trường học đều có xu hướng cắt giảm các tiết học liên quan đến âm nhạc, hội họa, sân khấu,…điều này khiến cho nghệ thuật trong giáo dục dần biến mất và khiến cho chương trình học ngày trở nên nặng nề hơn đối với trẻ em.

Không hề nghi ngờ khi nói rằng nghệ thuật sẽ mang lại niềm vui cho con trẻ. Việc được ngụp lặn những ngón tay vào sơn màu để vẽ nên bức tranh tặng bố mẹ là điều tuyệt vời đối với mỗi đứa trẻ. Được thỏa mình diễn xuất và thể hiện qua những vở kịch hay đàn ca múa hát sẽ giúp trẻ em phát triển trên nhiều góc độ khác nhau mà những bài học chính quy không thể nào mang lại. 

Dưới đây là 10 lợi ích hàng đầu mà nghệ thuật có thể mang lại cho trẻ, vì vậy thay vì khiến chiếc cặp xách trên vai con dần nặng hơn, hãy lắng nghe những mong muốn của con và tạo điều kiện cho con thỏa sức theo đuổi nếu chúng có niềm yêu thích đối với những bộ môn và hoạt động nghệ thuật: 

Sáng tạo

Không liên quan đến trí tuệ, nhưng nghệ thuật cho phép trẻ thể hiện bản thân tốt hơn môn toán hoặc khoa học. Nếu như con có thể thực hành suy nghĩ một cách sáng tạo theo những cách khác nhau, những điều mới mẻ sẽ tự nhiên đến với chúng ngay bây giờ thậm chí là sự nghiệp trong tương lai. 

Tự tin 

Việc nắm vững một lĩnh vực chắc chắn sẽ xây dựng sự tự tin ở trẻ, nhất là những lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật. Cùng bạn học ca hát trên sân khấu hoặc diễn những vở kịch ngắn sẽ mang đến cho trẻ một cơ hội để bước ra ngoài vùng an toàn của chúng. Khi có thể cải thiện và nhìn thấy sự tiến bộ của chính mình, trẻ em sẽ được tiếp thêm sự sự tin để thoải mái phát triển.

Cải thiện hiệu suất học tập

Nghệ thuật không chỉ phát triển sự sáng tạo của trẻ – mà còn giúp cải thiện hiệu suất học tập rất đáng kể. Một báo cáo của người Mỹ cho rằng những trẻ em tham gia nghệ thuật thường xuyên (ba giờ một ngày trong ba ngày mỗi tuần trong suốt một năm) có khả năng được công nhận thành tích học tập cao gấp bốn lần hoặc viết một bài văn hay hơn những đứa trẻ không tham gia.

Ra quyết định

Nghệ thuật tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tư duy phê phán. “Làm thế nào để thể hiện cảm giác này qua điệu nhảy của mình?”, “Mình nên chơi nhân vật này như thế nào?” Học cách lựa chọn và quyết định chắc chắn là kỹ năng quý giá đối với một đứa trẻ ở độ tuổi phát triển và trưởng thành sau này. 

Tập trung 

Khi bạn kiên trì thông qua việc vẽ hoặc ca hát hoặc học đi học lại câu thoại trong vở kịch, tập trung là điều bắt buộc. Và chắc chắn tập trung là rất quan trọng cho việc học tập trong trường lớp cũng như công việc sau này trong cuộc sống.

Nâng cao trực giác

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, vẽ và điêu khắc trong lớp nghệ thuật sẽ giúp phát triển các kỹ năng phân biệt không gian và nâng cao trực giác rất tích cực. thị giác. Trẻ em cần biết nhiều hơn về thế giới hơn là những gì chúng có thể học thông qua văn bản và số. Giáo dục nghệ thuật sẽ dạy học sinh cách diễn giải, phê bình và sử dụng thông tin thông quan trực giác một khách khách quan, và trẻ có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn nhờ vào trực giác của mình.

Sự kiên trì

Nghệ thuật có thể là một thử thách cho sự kiên trì, vì không phải bộ môn nào cũng dễ và chỉ cần học một lần là biết. Nếu có thể theo đuổi một bộ môn nhất định, chẳng hạn như piano hay chụp ảnh, trẻ em sẽ học được cách tập luyện chăm chỉ dù trong thời gian dài, và điều này sẽ tạo nên thói quen tốt về tính kiên nhẫn ở đứa trẻ đó.

Kỹ năng vận động

Điều này áp dụng chủ yếu cho trẻ nhỏ, những đứa bé thích nghệ thuật hoặc chơi nhạc cụ. Những việc đơn giản như cầm một cây cọ và viết nguệch ngoạc bằng bút chì là một yếu tố quan trọng để phát triển kỹ năng vận động của trẻ. Theo một nghiên cứu, một đứa bẻ khoảng 3 tuôi có thể vẽ vòng tròn và bắt đầu sử dụng kéo an toàn. Khoảng bốn tuổi, trẻ em có thể vẽ một hình vuông và bắt đầu cắt các đường thẳng bằng kéo. 

Cộng tác

Nhiều môn nghệ thuật như ban nhạc, dàn hợp xướng và nhà hát yêu cầu trẻ em phải cùng nhau bắt nhóm và làm việc. Chúng phải chia sẻ trách nhiệm và thỏa hiệp để đạt được mục tiêu chung của nhóm. Đây là lúc trẻ em biết rằng sự đóng góp của chúng  là không thể thiếu cho sự thành công của nhóm – ngay cả khi chúng không có vai trò độc tấu hoặc là nhân vật chính.

Trách nhiệm

Cũng giống như cộng tác, trẻ em trong nghệ thuật biết rằng chúng phải chịu trách nhiệm về những đóng góp của chúng cho nhóm. Sai lầm là một phần của cuộc sống, và học cách chấp nhận cùng sửa chữa chúng, sẽ giúp trẻ em hoàn thiện tốt hơn trên con đường chúng lớn lên.  

Có thể bạn quan tâm:

Để con “bật cao” vào đời

8 cách giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện

Comment