Thành công bắt nguồn từ lý tưởng • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Thành công bắt nguồn từ lý tưởng

Công thức nào làm nên sự thành công của một nhà lãnh đạo? Tiềm lực kinh tế, nhân lực xuất sắc hay chiến lược thị trường thông minh? Nếu cho rằng đây là đáp án đúng thì có vẻ như bạn chỉ đang nhìn vào phần nổi của tảng băng trôi. Rất nhiều nhà lãnh đạo giỏi đã và đang gặt hái thành công nổi bật, chỉ bằng cách truyền cảm hứng cho người khác từ chính lý tưởng của mình.

Portrait of successful female executive manager with open hands gesture standing in front of her team in office hall and announce good news

Khi những kẻ nhỏ bé trở nên vĩ đại

Trong nhiều thập kỷ qua, Apple luôn luôn là “ông hoàng” của làng công nghệ, với hàng loạt sản phẩm được bảo chứng về thiết kế, chất lượng lẫn tính đột phá. Hào quang của thành công này khiến nhiều người quên rằng xuất phát điểm của Apple cũng đơn thuần là một công ty máy tính, giống như hàng triệu công ty máy tính khác.

Tương tự, vào nửa đầu thế kỷ 20, Martin Luther King đã dẫn dắt thành công Phong trào Quyền công dân tại Hoa Kỳ. Ông được tôn vinh là anh hùng, nhà kiến tạo hòa bình với thành tựu đáng nể là giải Nobel Hòa Bình vào năm 1964. Mặc dù, Martin Luther King đâu phải là người duy nhất theo đuổi lý tưởng về một xã hội công bằng. Ông cũng chắc chắn không phải là diễn thuyết gia kiệt xuất nhất thời đại đó.

Năm 1903, Orville Wright và Wilbur Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên trong lịch sử, mở ra thời đại thống trị bầu trời của loài người. Họ đã thành công, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều nhóm nghiên cứu khác, có nền tảng giáo dục và nguồn tài trợ cao hơn gấp nhiều lần.

Bất kể là anh em nhà Wright, Martin Luther King hay Apple, họ đều đã thực hiện lối tư duy trong thuyết “vòng tròn vàng”, bắt đầu bằng hai chữ “tại sao” khơi dậy cảm hứng cho tất cả những gì họ làm để đạt được thành công.
NDN_Thanh cong bat nguon tu ly tuong_5

Khởi đầu từ “Lý tưởng”

Theo lý thuyết phát triển kinh tế cổ điển, chúng ta sẽ sản xuất và đáp ứng những gì thị trường cần. 100% doanh nghiệp biết họ cần sản xuất CÁI GÌ, một số doanh nghiệp biết làm NHƯ THẾ NÀO. Nhưng rất ít người hỏi TẠI SAO chúng ta làm sản phẩm đó.

Trong bài diễn thuyết của Simon Sinek, ông có trình bày rất chi tiết về ‘thuyết vòng tròn vàng’ – một trong những công thức giá trị được rất nhiều doanh nhân ứng dụng nhất hiện nay. Nó không chỉ giúp bạn làm tốt, làm xuất sắc mọi việc trong quản lý doanh nghiệp và quản lý, tuyển dụng nhân sự, mà còn tốt cả trong cuộc sống riêng. Con người vốn có thói quen trao đổi thông tin từ đơn giản đến phức tạp, có nghĩa là từ ngoài vào trong theo mô hình Vòng tròn vàng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo biết tạo cảm hứng cho công việc và con người của bọ bằng suy nghĩ, hành động và giao tiếp theo chiều ngược lại.

NDN_Thanh cong bat nguon tu ly tuong_6

Thuyết vòng tròn vàng được thiết kế bởi Simon Sinek

Điều này có nghĩa là theo như Vòng tròn vàng, chúng ta thường tư duy theo đường từ NGOÀI VÀO TRONG. Ngược lại, khi phát huy suy nghĩ theo chiều từ TRONG RA NGOÀI, bắt đầu từ TẠI SAO -> NHƯ THẾ NÀO -> CÁI GÌ thì khả năng bạn tạo ra một sản phẩm “sáng tạo” và truyền cảm hứng cho nhân viên làm việc là rất cao.

Thuyết “Vòng tròn vàng” trong thực tiễn

Quay lại những câu chuyện xuất chúng đã nói ở trên, áp dụng thuyết vòng tròn vàng vào những câu chuyện này của họ để đánh giá tư duy lãnh đạo mới mẻ chứa đựng nhiều giá trị của những nhà lãnh đạo này.

1 – Phát triển sản phẩm:

Khi có sản phẩm tốt, chúng ta sẽ nói với khách hàng về điều đó và mong chờ phản ứng tích cực từ họ. Đây là cách đi từ ngoài vào trong mà đa số doanh nghiệp thời nay đều thực hiện để tồn tại trên thị trường. Còn Apple, họ chọn trình tự ngược lại.

The logo of Apple is seen at a store in Zurich, Switzerland November 22, 2016.    REUTERS/Arnd Wiegmann - RTSUCB7

  • “Vì sao”: Chúng tôi hoạt động để thay đổi hiện thực cuộc sống. Chúng tôi tin tưởng vào quyền lực của ý tưởng sáng tạo.
  • “Như thế nào”: Chúng tôi thực hiện niềm tin của mình, bằng cách cho ra đời những sản phẩm có thiết kế chỉnh chu, thông minh và thân thiện với người dùng.
  • “Cái gì”: Đây là những chiếc máy tính đáp ứng được những tiêu chí đó. Bạn có muốn mua không?

Doanh số cùng lợi nhuận “khủng” mà Apple thu về hằng năm đã chứng minh rằng điều thu hút khách hàng không phải chất lượng sản phẩm mà là giá trị phi vật chất nó mang lại cho người sử dụng.

2 – Lãnh đạo con người:

Vào mùa hè năm 1963, hơn 250 nghìn người đã có mặt tại buổi diễn thuyết của Tiến sĩ Martin Luther King. Không kèn trống ồn ào, thậm chí các ý tưởng của ngài King cũng không quá mới mẻ, tất cả những gì ông làm là nói với mọi người về niềm tin của bản thân. Ông tin rằng “Chỉ có hai loại luật lệ trên thế giới: một là luật do kẻ có quyền thế đặt ra, hai là luật của nhân dân. Chỉ khi nào hai loại luật này hòa hợp, chúng ta mới được sống trong thế giới công bằng”.

Rev. Dr. Martin Luther King Jr. speaking.  (Photo by Julian Wasser//Time Life Pictures/Getty Images)

Tiến sĩ Martin Luther King đang diễn thuyết trước khán giả

Quan điểm này đánh đúng tâm lý bất mãn, mang lại niềm hy vọng cho những người đang phải chịu đựng tình trạng bất bình đẳng giai cấp. Kết quả là người người truyền tai nhau và có đến 250 nghìn người đến chỉ để nghe ngài King nói. Bao nhiêu trong số họ đến buổi diễn thuyết vì danh tiếng của Martin Luther King? Không một ai cả. Họ đến để thõa mãn cái tôi cá nhân, nuôi dưỡng niềm hy vọng và gặp gỡ người cùng chí hướng. Họ đến vì chính bản thân họ. Mục tiêu kinh doanh không phải là tìm kiếm người chịu bỏ tiền ra để mua thứ bạn bán mà là người tin vào giá trị bạn truyền tải.

3 – Tạo cảm hứng cho người khác

Khi bắt tay vào chế tạo “cỗ máy biết bay” đầu tiên, anh em nhà Wright đã vô tình tuyên chiến với Samuel Pierpont Langley, thương nhân đình đám đầu thế kỷ 20. Samuel Pierpont Langley sở hữu mọi thứ mà người ta bảo là “công thức thành công”. Ông nhận được khoản đầu tư 50 nghìn đô la từ Bộ Quân sự Hoa Kỳ, làm việc tại Đại học Harvard và nắm trong tay nhiều mối quan hệ giá trị. Trong khi đó, ở Dayton Ohio, Orville và Wilbur Wright không có gì ngoài môt xưởng sửa chữa xe đạp bé xíu và vài nhân viên còn chưa tốt nghiệp đại học cùng “ước mơ được bay”. Vào năm 1903, anh em nhà Wright đã chính thức sải cánh trên bầu trời rộng lớn.

NDN_Thanh cong bat nguon tu ly tuong_2

Hai anh em Orville và Wilbur Wright

Chìa khóa thành công của đội ngũ anh em nhà Wright nằm ở niềm tin. Họ miệt mài lao động bởi họ tin rằng “cỗ máy biết bay” sẽ xoay trục cả thế giới. Còn Samuel Pierpont Langley – người chọn tiền và danh vọng làm động lực – đã nhanh chóng kết thúc dự án, sau khi nghe tin về anh em nhà Wright. Đơn giản vì cả ông lẫn các đồng sự đều chỉ xem “cỗ máy biết bay” là công cụ bước đến sự giàu sang và nổi tiếng, mà đồng tiền thì có thể mua cho bạn rất nhiều thứ, ngoại trừ sự gắn kết và lòng trung thành.

Qua thực tiễn trên cho thấy, nguyên lý kinh doanh mà các nhà lãnh đạo lớn đã truyền cảm hứng cho nhân viên và khách hàng của họ: Người ta không mua cái bạn làm ra? Người ta mua cái lý do mà bạn làm ra nó.

Theo tôi, khi đưa ra những cái mà bạn có như bạn có công nghệ tuyệt vời nhất, bạn có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhất, bạn có thị trường tốt nhất,… sẽ không hiệu quả bằng việc bạn làm cho người ta tin vào lý do mà bạn muốn kinh doanh nó. Hãy để con người cảm nhận và tin vào cái mà bạn tin tưởng, như thế họ sẽ trung thành và đồng hành cùng với bạn.

Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm: 

Làm sao để quản lý khi nhân viên giỏi hơn lãnh đạo?

5 nhân tố thiết yếu hình thành nữ lãnh đạo giỏi

Comment