Một trong những điểm tương đồng giữa các chính trị gia và các nhà doanh nghiệp đó chính là nghệ thuật sử dụng sức ảnh hưởng thay vì quyền lực. Các chính trị gia đã “tích lũy” sức mạnh này như thế nào? Hãy đọc cùng Nữ Doanh Nhân và tin chắc, bạn sẽ học được không ít điều thú vị từ họ.
Khi chính trị gia sử dụng sức ảnh hưởng
Không phải cứ là nhà lãnh đạo là sẽ nắm trong tay quyền lực, ngay cả như Tổng thống Hoa Kỳ đôi khi cũng không thực sự đầy quyền lực. Để làm việc, họ phải dàn xếp những lợi ích đối chọi nhau, xây dựng đội ngũ và dùng sức ảnh hưởng để người dân bầu cho mình. Họ là những người có sức ảnh hưởng thật sự và sử dụng nhuần nhuyễn sức mạnh này.
Sức ảnh hưởng chỉ là một nhánh của quyền lực, nhưng nó có thể được sử dựng dễ dàng hơn và cơ bản, đem lại hiệu quả lớn hơn. Ở đây không nói tới những thứ đơn giản như duyên ăn nói. Mà là khả năng người lãnh đạo khi ngồi vào bàn đàm phán, biết tìm sự đồng thuận, biết dùng thẩm quyền của mình để ứng phó với người khác và đem lại hiệu quả công việc.
Xây dựng đội ngũ và văn hóa làm việc vô cùng quan trọng. Nó góp phần không nhỏ để lãnh đạo bằng sức ảnh hưởng. Cựu tổng thống Mỹ Reagan từng có câu nói nổi tiếng: “Hãy giữ những người giỏi nhất mà bạn tìm được bên cạnh, trao quyền cho họ và đừng can thiệp”. Mặc dù có vụ Watergate đình đám nhưng cách thức điều hành chính quyền của vị tổng thống này cho thấy, ông đã sử dụng vô cùng hiệu quả sự ủng hộ của dân chúng để tạo nên sức ảnh hưởng thay vì củng cố quyền lực.
Chính quyền thời Bill Clinton và George W. Bush cũng là một ví dụ điển hình. Cả hai đều tại vị hai nhiệm kỳ và đã gây dựng được đội ngũ, quy tụ những người có sức ảnh hưởng rộng để lan tỏa chính sách của họ. Không dựa trên sự ủy nhiệm rõ ràng hay những nền tảng quyền lực, mỗi người đã thiết lập liên minh với các đối thủ về tư tưởng và cùng nhau ảnh hưởng đến các quyết định sau này. Clinton thành công trong chính trường quốc nội, còn Bush lại gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế.
———————-
“Thành công trong doanh nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều, mà cũng cần phải biết cách làm “chính trị văn phòng” một cách hiệu quả.”
———————-
ĐỂ ĐỌC PHIÊN BẢN BÁO IN, VUI LÒNG NHẤN VÀO ĐÂY! |
Bài học cho các doanh nhân
Những bài học như trên cũng thường xuất hiện tại các phòng họp chung và các trong phòng của lãnh đạo. Không một CEO nào có thể nắm toàn bộ quyền sinh sát trong tay. Không một ai cả. Khi ca tụng những người như Steve Jobs, chúng ta quên rằng sức ảnh hưởng của ông tới từ khách hàng, những người chỉ ùn ùn tới mua sản phẩm của ông…vào cuối sự nghiệp của ông. Trước thời hoàng kim, từng có lúc Apple đã ra mắt những thiết bị kém hấp dẫn, và Steve Jobs cũng vẫn phải rời tổ chức như thường. Thời điểm đó, ông vẫn vậy, vẫn con người ấy, vị trí ấy, khác chăng là nguồn lực và thẩm quyền mà thôi.
Các CEO, các nhà quản lý đều phải xây dựng nền tảng quyền lực cho mình dựa trên sự trung thành của đội ngũ, sự ủng hộ mạnh mẽ của khách hàng, sự tín nhiệm từ một số không nhỏ các nhà đầu tư. Và rồi, chuyển hóa nền tảng ấy thành sức ảnh hưởng thông qua các chính sách. Thành công trong doanh nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều, mà cũng cần phải biết cách làm “chính trị văn phòng” một cách hiệu quả.
Ở đây, có một vấn đề, cần biết rõ quyền lực của mình từ đâu mà có. Tự nhận thức bản thân là một kỹ năng quan trọng ở người lãnh đạo, và những người nắm rõ nó nhất luôn hiểu rằng sự tự tin vào kiến thức và khả năng phải được cân nhắc cùng với sự nhún nhường, biết rằng mình phải chịu trách nhiệm với ai: hội đồng quản trị, các quản lý cấp trên, nhân viên, khách hàng, chủ đầu tư, và cả gia đình. Nhận rõ ai là người mình phải chịu trách nhiệm, phát triển sự gắn kết và dùng nó làm đòn bẩy để đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Đó chính là công thức của một nhà lãnh đạo tài giỏi.
Bài viết độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân
Có thể bạn quan tâm: