HỘI THẢO “DINH DƯỠNG ĐẬU NÀNH VÀ SỨC KHỎE NAM GIỚI” • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

“Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới” là hội thảo Quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản nhằm đưa ra những bằng chứng khoa học khẳng định đậu nành không chỉ không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của nam giới như các thông tin truyền miệng mà còn mang lại những lợi ích đặc biệt dành cho nam giới.

HINH HOME PAGE - TS Chisato Nagata - Dai hoc Gifu Nhat Ban_0

Với những nghiên cứu chuyên sâu, hội thảo sẽ mang đến cho cộng đồng một cái nhìn đúng đắn về giá trị của đậu nành đối với nam giới và những cơ hội khai thác tiềm năng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Hội thảo được tổ chức bởi các đối tác uy tín trong lĩnh vực đậu nành, bao gồm TT Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Đậu nành Quốc Gia Hoa Kỳ – Đại học Missouri (NCSB), TT Nghiên cứu Ứng dụng đậu nành Vinasoy, TT Dinh dưỡng TP.HCM. Đây cũng là dịp các đối tác ra mắt Cổng thông tin đậu nành đầu tiên tại Việt Nam: Đậu nành – Dinh dưỡng lành (www.daunanhdinhduonglanh.vn) như một địa chỉ đáng tin cậy về đậu nành cho cộng đồng.

Tien si Messina cho biet dau nanh khong lam anh huong suc khoe sinh san Nam gioi1

ĐẬU NÀNH – AN TOÀN CHO SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA NAM GIỚI

Thông tin truyền miệng: đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam giới xuất phát từ yếu tố đậu nành là thực phẩm giàu Isoflavones. Isoflavones, còn được gọi là phytoestrogen, có cấu trúc gần giống estrogen của nữ nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam nhưng thực chất Isoflavones không phải là estrogen.

Isoflavones được phân loại chính xác là một thụ thể điều biến estrogen chọn lọc (SERMs). Có nghĩa, SERMs tác động chọn lọc lên mô tế bào. Chúng có tác động tương tự với estrogen trên một số loại mô cụ thể, tác động ngược với estrogen trên một số mô khác, và với một số loại mô lại không có bất kì tác động nào .

Theo Tiến sĩ Mark Messina, Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Hoa Kỳ, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy không có tác động của đạm đậu nành hay Isoflavones lên nội tiết tố ở nam giới . Cụ thể như sau:

Kết quả của phân tích tổng hợp các nghiên cứu khẳng định: đậu nành và thực phẩm cung cấp Isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ Testosterone khả dụng ở nam giới .
Dùng Isoflavones đậu nành không gây nữ hóa ở nam giới bởi không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ Isoflavones tác động đến nồng độ estrogen tuần hoàn ở nam giới .
Những nghiên cứu can thiệp ở nhóm nam giới trong độ tuổi từ 18-35 cho thấy Isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở 5 khía cạnh: 1) Lượng xuất tinh, 2) Mật độ tinh trùng, 3) Số lượng tinh trùng, 4) Tinh trùng di động, 5) Hình thái tinh trùng .

Đáng chú ý, trong một nghiên cứu điều trị trên cặp vợ chồng vô sinh bị tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành, kết quả cho thấy Isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít . Đây là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.

GS TS Phan Thi Kim - Chu tich Hoi Ky thuat An toan Thuc pham Viet Nam1

NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA ĐẬU NÀNH CHO NAM GIỚI

Với tất cả mọi người, đậu nành có tác động rõ nhất trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch. Hiện nay, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới với khoảng 17 triệu người/năm (Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới) . Tại Việt Nam, theo dự báo của Hội tim mạch, đến năm 2017, sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả nam lẫn nữ và người bệnh ngày càng trẻ hóa . Chứa hàm lượng đạm cao (33-38% trọng lượng), không cholesterol, đậu nành có hỗ trợ tích cực trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, tác động kết hợp của đậu nành làm giảm cholesterol trong máu và giảm 8-16% các triệu chứng về tim mạch .

Riêng đối nam giới, đậu nành còn đem lại những lợi ích đặc biệt như phát triển cơ bắp tốt hơn, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, cụ thể như sau:

Đạm đậu nành có tác dụng tốt bằng hoặc tốt hơn đạm thịt bò trong việc phát triển kích cỡ cơ bắp của nam giới sau khi phối hợp với các luyện tập kháng lực (sau 12 tuần) .
Đậu nành có thể làm giảm tác dụng phụ của điều trị và có thể ức chế tiến triển hoặc di căn nhờ tác dụng của Genistein (một thành phần của Isoflavones) đối với các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Đàn ông tiêu thụ nhiều đậu nành sẽ giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt so với người tiêu thụ ít đậu nành.

Theo Bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vi chất, thừa cân béo phì, các bệnh mạn tính không lây đang là gánh nặng cho y tế, kinh tế – xã hội. Việc can thiệp dinh dưỡng là dự phòng tích cực và hiệu quả. Đậu nành là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, Isoflavones, chất béo chưa bão hòa, các vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức hợp và chất xơ. Nếu áp dụng chế độ hợp lý, thay thế cho các thành phần có nguồn gốc động vật, đậu nành có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mãn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, chống lão hóa… Bác sĩ cũng đưa khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) là “Sử dụng 25g đạm đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch”.

Cac nha khoa hoc tra loi cau hoi phong van1

Như vậy, các nghiên cứu đã chứng minh rõ: Isoflavones không ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam giới mà còn góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe. “Hãy nói theo thông tin khoa học thay vì truyền miệng thông tin không chính xác để tất cả mọi người thụ hưởng giá trị dinh dưỡng tốt đậu nành” là thông điệp mà các nhà khoa học gửi đến cho cộng đồng từ hội thảo.

Comment