Doanh nghiệp nội ưu thế hơn công ty đa quốc gia • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Doanh nghiệp nội ưu thế hơn công ty đa quốc gia

Theo báo cáo Go Glocal của Nielsen, ngành hàng FMCG ở khu vực Châu Á đang thay đổi và các công ty nội địa đang trở thành một đối thủ đáng gờm, cạnh tranh trực tiếp cùng các ông lớn đa quốc gia.


Bên cạnh đó, Nielsen cũng vừa công bố báo cáo toàn cầu về Nguồn gốc quốc gia của các Nhãn hàng (Nielsen Global Brand-Origin Survey). Báo cáo này đã nghiên cứu về vấn đề liệu rằng người tiêu dùng (NTD) ưa thích các sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp đa quốc gia (được định nghĩa bởi hoạt động của doanh nghiệp đó ở nhiều thị trường) hay sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước (là các doanh nghiệp chỉ hoạt động tại quốc gia đó). Kết quả của báo cáo cho thấy khoảng 80% – 90% người Việt trả lời rằng khi so sánh với các yếu tố như giá, chức năng và chất lượng thì nguồn gốc quốc gia của các doanh nghiệp rất quan trọng đối với họ trong việc quyết định lựa chọn mua sản phẩm.

Sự ủng hộ cho các doanh nghiệp nội địa đã khiến gần một nửa NTD được khảo sát trả lời sẽ chọn sản phẩm nội địa.

Sự ủng hộ cho các doanh nghiệp nội địa đã khiến gần một nửa NTD được khảo sát trả lời sẽ chọn sản phẩm nội địa.

Báo cáo Nielsen Go Glocal của Nielsen đã nêu lên những đặc điểm nổi bật đã giúp các doanh nghiệp nội địa giành thế cân bằng trên thị trường:

NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC, YẾU TỐ GIÁ VÀ SỰ QUEN THUỘC TẠO NÊN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NTD ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA

Báo cáo đã nêu ra sự ưa thích nguồn gốc các quốc gia của sản phẩm mà NTD sử dụng là khác nhau theo từng ngành hàng, nhưng sở thích của NTD là yếu tố có lợi cho những doanh nghiệp trong nước so với các đối thủ là công ty đa quốc gia. Báo cáo cũng chỉ ra niềm tự hào quốc gia là một yếu tố rất quan trọng trong việc NTD quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp nội hay ngoại tại Việt Nam. Chính sự ủng hộ cho các doanh nghiệp nội địa đã khiến gần một nửa NTD được khảo sát trả lời sẽ chọn sản phẩm nội địa (48%) thay vì lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp ngoại (9%). Chỉ số này cao hơn cả chỉ số của NTD ở khu vực Đông Nam Á: 37%. Bên cạnh đó, yếu tố giá (40% người Việt chọn nhãn hàng nội địa) và các thành phần chế biến an toàn (27%) cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa sản phẩm nội hay ngoại của NTD.

Most important reason

DOANH NGHIỆP NỘI VÀ DOANH NGHIỆP TẦM KHU VỰC ĐANG TĂNG TRƯỞNG NHANH HƠN DOANH NGHIỆP ĐA QUỐC GIA Ở CẢ KÊNH THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Các doanh nghiệp nội/khu vực đã đuổi kịp các doanh nghiệp đa quốc gia trong cuộc đua khốc liệt này và thậm chí về tốc độ tăng trưởng ở kênh hiện đại tăng 2-3 lần so với các công ty đa quốc gia.

CÁC DOANH NGHIỆP NỘI HIỂU RÕ VỀ NHU CẦU VÀ TÂM LÝ CỦA NTD NỘI ĐỊA

Hơn 2/3 NTD Việt (69%) tin rằng các doanh nghiệp nội có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu mà họ cần, so với khoảng 60% NTD ở khu vực Đông Nam Á tin rằng các doanh nghiệp nội địa hiểu về NTD của họ hơn các doanh nghiệp đa quốc gia. Tại khu vực Đông Nam Á,các doanh nghiệp nội hoạt động hai ngành hàng này có sự tăng trưởng rất ấn tượng trong thời gian qua, ngành hàng đồ uống tăng trưởng 17% còn ngành hàng thực phẩm tăng trưởng ở mức

Go Glocal

DOANH NGHIỆP NỘI CÓ CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ PHÙ HỢP VỚI NHIỀU TẦNG LỚP/NHU CẦU CỦA NTD

Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ngày càng nhanh đã thổi bùng khát vọng cho NTD chi tiêu nhiều hơn và tận hưởng những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao và lợi ích chức năng cao cấp hơn. Trước đây, các doanh nghiệp ngoại là những người thường có xu hướng cung cấp các dòng sản phẩm cao cấp, còn các doanh nghiệp nội lại có thế mạnh ở những phân khúc giá rẻ. Điều này đang khiến danh mục sản phẩm của doanh nghiệp nội thay đổi theo chiều hướng đa dạng hóa dòng sản phẩm ở nhiều phân khúc giá khác nhau. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoại lại tập trung đầu tư phát triển các dòng sản phẩm ở phân khúc cao cấp hơn. Các doanh nghiệp trong khu vực thì ngược lại với xu hướng cao cấp hóa khi họ chủ yếu tập trung đầu tư phát triển cho các sản phẩm ở phân khúc giá rẻ. Thực tế là tăng trưởng ở dòng sản phẩm này đạt gần 50%, so với mức tăng trưởng ở dòng sản phẩm phổ thông là 22%.

Comment