Bên trong lâu đài của nữ doanh nhân Việt tại Hungary • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Bên trong lâu đài của nữ doanh nhân Việt tại Hungary

Mua lại lâu đài Fried khi còn là một đống đổ nát, sau hai năm, nữ doanh nhân Phan Bích Thiện đã biến nơi này thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Hungary.

Chị Bích Thiện, 48 tuổi, chủ nhân của lâu đài Fried, từng tốt nghiệp đại học và lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại Nga trước khi cùng chồng sang Hungary lập nghiệp năm 1998. Ngoài công việc kinh doanh ở lâu đài Fried, chị cũng sở hữu một công ty xuất nhập khẩu thực phẩm đóng hộp của Hungary sang thị trường Nga. Chị từng được trao tặng Cúp Bông hồng Vàng với danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2010 và danh hiệu “Nữ doanh nhân xuất sắc” của Tạp chí Nữ doanh nhân Hungary. Ngoài ra, chị cũng là chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary, chủ tịch Quỹ vì quan hệ Việt Nam – Hungary.

Hãy cùng chiêm ngưỡng bên trong lâu đài tuyệt đẹp này của nữ doanh nhân Bích Thiện:

Lâu đài Fried nằm ở thị trấn nhỏ Simontornya, cách thủ đô Budapest 120 km. Năm 2002, tình cờ trong một lần đi dã ngoại, vợ chồng chị Thiện nhìn thấy lâu đài được chính phủ rao bán trong chương trình khôi phục lại các di tích lịch sử. Các cá nhân được mua với giá ưu đãi nhưng phải chịu trách nhiệm khôi phục lại những di tích lịch sử này. "Dù khi đó tòa lâu đài và khu công viên xung quanh hoàn toàn đổ nát, chúng tôi vẫn thấy được ẩn sau sự hoang tàn là vẻ đẹp tráng lệ thuở xưa. Đều là những người yêu thích lịch sử, chúng tôi quyết định mua lại tòa lâu đài và khôi phục nó", chị Thiện, 48 tuổi, kể.

Lâu đài Fried nằm ở thị trấn nhỏ Simontornya, cách thủ đô Budapest 120 km. Năm 2002, tình cờ trong một lần đi dã ngoại, vợ chồng chị Thiện nhìn thấy lâu đài được chính phủ rao bán trong chương trình khôi phục lại các di tích lịch sử. Các cá nhân được mua với giá ưu đãi nhưng phải chịu trách nhiệm khôi phục lại những di tích lịch sử này.
“Dù khi đó tòa lâu đài và khu công viên xung quanh hoàn toàn đổ nát, chúng tôi vẫn thấy được ẩn sau sự hoang tàn là vẻ đẹp tráng lệ thuở xưa. Đều là những người yêu thích lịch sử, chúng tôi quyết định mua lại tòa lâu đài và khôi phục nó”, chị Thiện, 48 tuổi, kể.

Để lâu đài tiếp tục tồn tại ổn định theo thời gian và được nhiều người biết tới hơn, chị Thiện và người chồng Hungary nảy ra ý tưởng biến lâu đài thành một khách sạn kèm khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, do lâu đài thuộc diện di tích lịch sử nên trong quá trình khôi phục, chị Thiện phải tuân thủ rất nhiều quy định chặt chẽ như giữ nguyên hình dạng bên ngoài, không được cơi nới thêm, đảm bảo yếu tố về kiến trúc….

Để lâu đài tiếp tục tồn tại ổn định theo thời gian và được nhiều người biết tới hơn, chị Thiện và người chồng Hungary nảy ra ý tưởng biến lâu đài thành một khách sạn kèm khu nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, do lâu đài thuộc diện di tích lịch sử nên trong quá trình khôi phục, chị Thiện phải tuân thủ rất nhiều quy định chặt chẽ như giữ nguyên hình dạng bên ngoài, không được cơi nới thêm, đảm bảo yếu tố về kiến trúc…

"Tôi mất hai năm để hoàn thành việc tu sửa và phục hồi. Rất may là có một cuốn sách viết về dòng họ Fried, những người đã xây nên tòa lâu đài. Trong cuốn sách, tôi tìm thấy những tấm ảnh về lâu đài từ đầu thế kỷ trước và dựa trên cơ sở đó để khôi phục lại theo vẻ đẹp nguyên thủy của nó", chị cho hay.

“Tôi mất hai năm để hoàn thành việc tu sửa và phục hồi. Rất may là có một cuốn sách viết về dòng họ Fried, những người đã xây nên tòa lâu đài. Trong cuốn sách, tôi tìm thấy những tấm ảnh về lâu đài từ đầu thế kỷ trước và dựa trên cơ sở đó để khôi phục lại theo vẻ đẹp nguyên thủy của nó”, chị cho hay.

Giai đoạn thiết kế nội thất khiến chị Thiện trăn trở nhiều nhất vì phải làm sao phù hợp với phong cách một nhà tòa cổ châu Âu vừa mang được cả dấu ấn Việt Nam như mong muốn của chủ nhân. Vốn yêu thích những đồ gỗ được chạm trổ tinh xảo bằng tay của các nghệ nhân Việt Nam, chị quyết định đặt nội thất từ làng nghề Đồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh, chuyển sang Hungary để trang trí cho lâu đài. Chị xem đây cũng là cách để giới thiệu một nét đẹp của Việt Nam tới du khách Hungary và châu Âu.

Giai đoạn thiết kế nội thất khiến chị Thiện trăn trở nhiều nhất vì phải làm sao phù hợp với phong cách một nhà tòa cổ châu Âu vừa mang được cả dấu ấn Việt Nam như mong muốn của chủ nhân.
Vốn yêu thích những đồ gỗ được chạm trổ tinh xảo bằng tay của các nghệ nhân Việt Nam, chị quyết định đặt nội thất từ làng nghề Đồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh, chuyển sang Hungary để trang trí cho lâu đài. Chị xem đây cũng là cách để giới thiệu một nét đẹp của Việt Nam tới du khách Hungary và châu Âu.

Việc thực hiện ý tưởng này trên thực tế không hề đơn giản. Trong tòa lâu đài, các phòng có hình dạng và cách bố trí khác nhau nên dù đã thuê kiến trúc sư, chị Thiện vẫn phải tự tay ngồi vẽ lại thiết kế nội thất cho từng phòng. Chị cũng phải đặt hàng bàn ghế, giường, tủ... với những hình mẫu hoa văn cụ thể cùng chỉ dẫn rất chi tiết về độ dày, độ sâu, cách đánh bóng để đồ gỗ khi gặp thời tiết khô của châu Âu không bị hư hỏng nhiều và vẫn có thể sử dụng.

Việc thực hiện ý tưởng này trên thực tế không hề đơn giản. Trong tòa lâu đài, các phòng có hình dạng và cách bố trí khác nhau nên dù đã thuê kiến trúc sư, chị Thiện vẫn phải tự tay ngồi vẽ lại thiết kế nội thất cho từng phòng. Chị cũng phải đặt hàng bàn ghế, giường, tủ… với những hình mẫu hoa văn cụ thể cùng chỉ dẫn rất chi tiết về độ dày, độ sâu, cách đánh bóng để đồ gỗ khi gặp thời tiết khô của châu Âu không bị hư hỏng nhiều và vẫn có thể sử dụng.

Ngoài đồ gỗ, các tranh treo tường cũng đều là tranh thêu tay của Việt Nam. "Tôi luôn tự hào giới thiệu rằng tất cả nội thất của tòa lâu đài là đồ thủ công của Việt Nam. Chính mong muốn tạo được một dấu ấn Việt Nam tại Hungary đã giúp tôi đủ kiên nhẫn để thực hiện và hoàn thành ý tưởng của mình", nữ chủ nhân người Việt chia sẻ.

Ngoài đồ gỗ, các tranh treo tường cũng đều là tranh thêu tay của Việt Nam.
“Tôi luôn tự hào giới thiệu rằng tất cả nội thất của tòa lâu đài là đồ thủ công của Việt Nam. Chính mong muốn tạo được một dấu ấn Việt Nam tại Hungary đã giúp tôi đủ kiên nhẫn để thực hiện và hoàn thành ý tưởng của mình”, nữ chủ nhân người Việt chia sẻ.

Chị Thiện chủ trương không thiết kế quá nhiều phòng nghỉ nhằm giữ yên tĩnh cho toàn lâu đài. Khu khách sạn chỉ có 50 phòng, phục vụ được 150 khách. Ngoài ra, phần còn lại trong tổng thể khuôn viên 19 hecta là công viên, khu vui chơi, vườn thú, đồi nho, hầm rượu.

Chị Thiện chủ trương không thiết kế quá nhiều phòng nghỉ nhằm giữ yên tĩnh cho toàn lâu đài. Khu khách sạn chỉ có 50 phòng, phục vụ được 150 khách. Ngoài ra, phần còn lại trong tổng thể khuôn viên 19 hecta là công viên, khu vui chơi, vườn thú, đồi nho, hầm rượu.

Lâu đài Fried còn bao gồm nhiều dịch vụ và tiện ích hấp dẫn khác như spa, phòng tập thể thao, sân bóng, bể bơi trong nhà và ngoài trời.

Lâu đài Fried còn bao gồm nhiều dịch vụ và tiện ích hấp dẫn khác như spa, phòng tập thể thao, sân bóng, bể bơi trong nhà và ngoài trời.

"Đặc sản" của lâu đài Fried là chương trình nếm rượu vang palinka, loại rượu truyền thống trứ danh của Hungary. Trên đồi nho, du khách có thể tổ chức dã ngoại, vừa hòa mình giữa thiên nhiên, vừa thưởng thức rượu vang và món thịt nướng tại lò nướng truyền thống ngay ngoài trời.

“Đặc sản” của lâu đài Fried là chương trình nếm rượu vang palinka, loại rượu truyền thống trứ danh của Hungary. Trên đồi nho, du khách có thể tổ chức dã ngoại, vừa hòa mình giữa thiên nhiên, vừa thưởng thức rượu vang và món thịt nướng tại lò nướng truyền thống ngay ngoài trời.

Mùa hè thời điểm lâu đài đón rất đông du khách đến nghỉ dưỡng, trong khi mùa đông, những người mê săn bắn từ Áo, Italy, Đức đổ về đây vì lâu đài nằm gần khu rừng săn lớn nhất Hungary. Khoảng 70% du khách của lâu đài là người Hungary, còn lại là từ các nước khác.

Mùa hè thời điểm lâu đài đón rất đông du khách đến nghỉ dưỡng, trong khi mùa đông, những người mê săn bắn từ Áo, Italy, Đức đổ về đây vì lâu đài nằm gần khu rừng săn lớn nhất Hungary.
Khoảng 70% du khách của lâu đài là người Hungary, còn lại là từ các nước khác.

Hơn 10 năm qua, chị Thiện đã gây dựng được tiếng tăm cho lâu đài Fried ở Hungary và giành nhiều giải thưởng lớn như danh hiệu "Khách sạn đẹp nhất Hungary" năm 2010, "Khách sạn của năm 2011", giải thưởng "Chất lượng" của Tổng cục Du lịch Hungary và Cơ quan du lịch của Liên minh châu Âu năm 2014.

Hơn 10 năm qua, chị Thiện đã gây dựng được tiếng tăm cho lâu đài Fried ở Hungary và giành nhiều giải thưởng lớn như danh hiệu “Khách sạn đẹp nhất Hungary” năm 2010, “Khách sạn của năm 2011”, giải thưởng “Chất lượng” của Tổng cục Du lịch Hungary và Cơ quan du lịch của Liên minh châu Âu năm 2014.

"Theo tôi, điều quan trọng nhất của cuộc đời là mình để lại được một thứ gì có ích cho xã hội. Có thể sau này tòa lâu đài này sẽ không còn thuộc về gia đình tôi nhưng ít nhất tôi cũng đã cứu được một di tích lịch sử khỏi bị mai một và để lại được dấu ấn của Việt Nam tại Hungary", chị nói.

“Theo tôi, điều quan trọng nhất của cuộc đời là mình để lại được một thứ gì có ích cho xã hội. Có thể sau này tòa lâu đài này sẽ không còn thuộc về gia đình tôi nhưng ít nhất tôi cũng đã cứu được một di tích lịch sử khỏi bị mai một và để lại được dấu ấn của Việt Nam tại Hungary”, chị nói.

Theo VnExpress

Comment