Mất ngủ là tình trạng diễn ra phổ biến đối với giới văn phòng, những người thường xuyên tăng ca và làm việc với tần suất dày đặc. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe.
Ngoài ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, mất ngủ có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, gây ra trầm cảm, lo âu, uể oải, v.v. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng, đối mặt với tỷ lệ tử vong cao hơn 13% so với những người ngủ trung bình từ 7 đến 9 tiếng. Hãy cùng Tạp chí Nữ Doanh Nhân tìm hiểu những bí quyết thiết thực giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
1. Đừng lên giường với một cơ thể “ì ạch”
Bạn không nên nạp vào cơ thể những chất kích thích như caffeine, nicotine hay những món ăn không lành mạnh trước khi đi ngủ. Caffeine và nicotine là những chất kích thích não bộ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Các nghiên cứu đã cho rằng, hút thuốc dẫn đến thay đổi đồng hồ sinh học của phổi khiến việc chìm sâu vào giấc ngủ ngon cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều caffeine vào cơ thể trước khi đi ngủ vì chúng có có thể ức chế khả năng tiến triển thành một giấc ngủ chất lượng của cơ thể. Đặc biệt đối với giới văn phòng, bạn sẽ không thể điều trị chứng mất ngủ của mình nếu vẫn giữ nguyên những thói quen thiếu lành mạnh cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, việc ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm. Một số loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe như đồ chiên, nhiều dầu mỡ có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất ngủ sâu của bạn.
2. Hãy quan tâm đến chất lượng gối đệm
Những chiếc nệm cũ mất khả năng nâng đỡ cơ thể nên được thay thế 5 năm một lần đối với những người trên 40 tuổi và 7 năm một lần đối với những người dưới 40. Khi chúng ta nhiều tuổi hơn, cơ thể cũng phải chịu nhiều áp lực hơn và với một tấm đệm ít ít có sự hỗ trợ, có thể gây hại cho đốt sống lưng của bạn.
Ngoài ra, nệm còn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, tế bào da chết, bụi bẩn và các chất gây dị ứng khác, có thể dẫn đến hắt hơi, hen suyễn và các vấn đề liên quan đến hô hấp. Vỏ gối cũng là vấn đề quan trọng nếu muốn có một giấc ngủ ngon. Bạn nên giặt vỏ gối vài tuần một lần và giặt ruột gối vài tháng một lần. Cũng giống như nệm, gối nằm cũng nên được thay ít nhất 3 năm một lần. Vì chúng cũng là tập hợp của các chất gây dị ứng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến vấn đề xương khớp, tư thế nằm của bạn. Chọn cho mình một bộ nệm gối phù hợp sẽ mang lại sự thoải mái giúp bạn chìm sâu vào những giấc mộng đẹp một cách thư giãn nhất.
3. Học cách buông bỏ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mắc nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ hơn nam giới, nhưng trên thực tế, nam giới được cho rằng ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm như được khuyến nghị. Điều này một phần đến từ đặc tính về giới tính. Phụ nữ thường có xu hướng lo lắng, suy tư nhiều hơn trước khi đi ngủ. Và điều đó không thể giúp họ có được sụ thư giãn hoàn toàn để chìm sâu vào giấc ngủ.
Bạn hãy thử lập một danh sách việc cần làm và phân loại các mục theo mức độ quan trọng. Sau đó, học cách buông bỏ những suy nghĩ, lo lắng của ngày mai để chìm sâu vào một giấc ngủ thoải mái. Bạn chỉ cần nhớ rằng: một giấc ngon lành sẽ giúp bạn hoàn thành những việc cần làm vào ngày mai một cách tốt hơn.
4. Đi ngủ cũng phải có “thời khóa biểu”
Bạn nên lập ra một giờ giấc đi ngủ cụ thể nhằm cho phép cơ thể thiết lập một thói quen lành mạnh cố định mỗi ngày. Ví dụ, bạn có thể cài báo thức đi ngủ lúc 10 giờ. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ công việc trước khoảng thời gian đó. Đi ngủ đúng giờ mỗi ngày là một cách để điều trị chứng mất ngủ, đồng thời kiểm soát lại nhịp độ sinh học của cơ thể một cách lành mạnh hơn.
5. Tìm đến yoga, thiền định
Người ta khẳng định rằng thực hành thiền và yoga có thể trị mất ngủ dành cho giới văn phòng căng thẳng. Các kỹ thuật hít thở được cho là có lợi cho giấc ngủ bằng cách mang lại sự hài hòa giữa cơ thể và tinh thần. Bên cạnh đó, thiền được xem là một phương pháp “rẻ nhất” giúp điều trị chứng mất ngủ. Tập trung, chú ý đến hơi thở có thể giúp bạn đi vào một giấc ngủ sâu hơn và có những tác động tích cực đến vấn đề huyết áp khi thực hành kỹ thuật này.
Nhiều kết quả đã chỉ ra rằng trong khoảng thời gian hai tuần, những người thiền định đã có những cải thiện ổn định về chất lượng cũng như thời lượng giấc ngủ của mình. Đơn giản rằng, khi mọi người càng có nhiều áp lực về công việc và cuộc sống, thì họ càng ít chú tâm và sống chậm hơn. Vì vậy, khi thiền định, bạn chỉ nên tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm và không để dòng suy nghĩ của mình trôi đi quá xa.
Một giấc ngủ sâu chất lượng không phải là một điều quá xa xỉ để đạt được, đặc biệt là đối với giới văn phòng bận rộn. Tạp chí Nữ Doanh Nhân hy vọng với 5 bí quyết trên, sẽ giúp các quý cô văn phòng cải thiện được sức khỏe và giấc ngủ hằng đêm của mình.
Tạp chí Nữ Doanh Nhân tổng hợp | Ảnh: Internet
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: