Năm 2021, H&M Việt Nam khởi động chiến dịch Let’s Reuse khuyến khích khách hàng cùng đồng hành với thương hiệu trở thành một phần quan trọng trong mô hình thời trang tuần hoàn bằng cách tạo thói quen mang theo túi khi mua sắm.
Sau 1 năm thực hiện, hơn 300,000 túi giấy đã được giảm tại các cửa hàng H&M Việt Nam. Song song đó, H&M kết hợp cùng GreenHub dùng toàn bộ số tiền thu được từ phí túi giấy để đóng góp cũng như khởi đầu dự án Zhub – trường học không rác thải nhằm thúc đẩy lối sống không rác thông qua giáo dục và trải nghiệm. Sau 1 năm hoạt động, mô hình MRF (Materials Recovery Facility – Mô Hình Phục Hồi Tài Nguyên) đầu tiên đã được thực hiện tại Trường Thực Nghiệm Hà Nội giúp phân loại và xử lý rác thải trở thành nguồn tài nguyên hữu ích. Đi cùng đó những buổi chia sẻ và thực hành phân loại rác cũng đã được thực hiện nhằm giúp các em học sinh hiểu và thực hành đúng phân loại rác không chỉ tại trường học mà cả tại nhà. Mô hình trường học không rác thải dự kiến sẽ tiếp tục được mở rộng tại các trường học tại Việt Nam.
Nối tiếp nỗ lực giúp bền vững thực sự trở thành 1 thói quen, ngày 6/5 vừa qua H&M đã kết hợp cùng tạp chí ELLE thực hiện buổi đối thoại xung quanh chủ đề “Lối sống Bền Vững: Làm sao để thực hành?” với sự tham gia của các khách mời là đại diện đến từ Văn phòng sản xuất H&M tại Việt Nam, Tạp chí ELLE, Tổ chức GreenHub và đặc biệt nữ diễn viên trẻ Nguyễn Lâm Thảo Tâm – đại diện cho tiếng nói từ nhóm khách hàng GenZ, đang góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy lối sống, thời trang bền vững.
Buổi thảo luận được dẫn dắt bởi chị Liên Chi – Giám đốc nội dung tạp chí ELLE Việt Nam với những câu hỏi xoay quanh việc nhìn nhận cũng như nên thực hành lối sống bền vững như thế nào. Những góc nhìn khác nhau từ phía nhà sản xuất và kinh doanh thời trang, các Tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường và người tiêu dùng đã được chia sẻ, đem đến một cái nhìn đầy đủ hơn về lối sống bền vững.
“Mô hình kinh tế tuần hoàn chính là chìa khóa cho tương lai bền vững. Tại H&M chúng tôi áp dụng điều này qua 3 lĩnh vực trọng tâm: Thiết kế sản phẩm – mỗi sản phẩm làm ra được cân nhắc từ nguyên liệu đến thiết kế và sản xuất đảm bảo khả năng sử dụng nhiều lần hơn và có thể chế tạo lại. Thứ hai là Chuỗi cung ứng tuần hoàn – chúng tôi làm việc chặt chẽ với các nhà sản xuất cấp một để giúp họ xây dựng chương trình sử dụng nguyên liệu và tài nguyên một cách hiệu quả nhất có thể. Và cuối cùng là trải nghiệm của khách hàng – Chúng tôi cung cấp các giải pháp giúp khách hàng có thể dễ dàng tham gia vào thời trang tuần hoàn nơi mà các sản phẩm được sử dụng nhiều hơn, có thể sửa chữa, tái sử dụng và tái chế.” – chị Ngọc Luyến, Chuyên viên quản lý dự án / Chương trình về lao động, Văn phòng sản xuất của H&M cho biết.
“Chúng ta đã nói đến rất nhiều chữ Re như Reuse hay Recycle trong thời trang bền vững nói riêng và lối sống bền vững nói chung. Theo em có 1 chữ Re nữa cũng quan trọng không kém đó chính là Repeat – Lặp lại, chỉ khi những hành động tốt được lặp lại thường xuyên thói quen tốt mới được hình thành và thay đổi mới được tạo ra.” Diễn viên Nguyễn Lâm Thảo Tâm chia sẻ
Bên cạnh đó khách hàng còn được tham gia workshop Let’s Reuse hướng dẫn cách thực hành tái chế rác thải tại nhà, biến rác thải hữu cơ trở thành chất tẩy rửa hằng ngày hay màu vẽ an toàn cho trẻ em. Sự kiện Let’s Reuse được tổ chức ở không gian mở và dành cho mọi đối tượng khách hàng với mong muốn chủ đề bền vững sẽ ngày càng trở nên dễ tiếp cận và gần gũi hơn với phần đông người tiêu dùng.
Độc giả quan tâm đến buổi workshop Let’s Reuse tái chế rác thải của H&M, có thể tham gia sự kiện từ ngày 6-8/5 tại Cresent Mall quận 7.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: