Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, những người thân cận nhất sẽ quyết định mức độ thành công của bạn. Do đó, quyết định tuyển dụng là lựa chọn quan trọng nhất mà một nhà lãnh đạo sẽ đưa ra.
Bất kể bạn giỏi hay thành công đến đâu, doanh nghiệp của bạn và tương lai của nó đều nằm trong tay những nhân viên bạn thuê. Mặc dù các nhà đầu tư, đối tác hay khách hàng đều là những nhân tố vô cùng quan trọng. Nhưng nếu không có đội ngũ nhân viên chủ chốt, bạn cũng không thể thực hiện công việc một cách trơn tru và thành công. Điều đó cũng giống như việc sở hữu một tầm nhìn tuyệt vời nhưng lại thiếu đi những con người vĩ đại để thực hiện hóa chúng.
Thật không may, việc tìm kiếm những nhân viên phù hợp và xuất chúng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mục tiêu thường là để lấp đầy một vị trí hơn là tìm kiếm một người tốt nhất cho doanh nghiệp. Hơn nữa, đôi khi người có kỹ năng phù hợp lại không có tư duy tương thích để thành công trong tổ chức của bạn và ngược lại. Bên cạnh đó, một yếu đố quan trọng luôn được đề cao ở một nhân viên tiềm năng đó là thái độ nghiêm túc và tinh thần luôn học hỏi. Đánh giá học vấn và kinh nghiệm luôn dễ dàng hơn rất nhiều so với đánh giá về thái độ và tư duy. Kỹ năng và kinh nghiệm là những thứ có thể tích lũy theo thời gian, nhưng với một thái độ nghiêm túc và một tư duy phù hợp, người nhân viên ấy có thể tiến thật xa trong sự nghiệp chung của họ và cả doanh nghiệp họ đang cống hiến.
Ngoài ra, những yếu tố về tính cách cũng là điều các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến. Họ luôn muốn biết người nhân viên mới này có thể hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp và cởi mở với những đồng nghiệp xung quanh hay không? Vì điều này thật sự quan trọng trong những nhiệm vụ làm việc theo đội nhóm. Vì vậy, hãy cùng Tạp chí Nữ Doanh Nhân khám phá một số phương pháp nhằm giúp bạn tìm được những “cánh tay” đắc lực tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
1. Đánh giá hiệu suất của ứng viên: Để đánh giá hiệu suất của một ứng viên tiềm năng một cách tổng quán nhất, bạn hãy xác định những đặc điểm tích cực lẫn tiêu cực của họ. Từ những quan sát đó, bạn có thể phát triển thành một bức tranh rõ ràng về các điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên bạn đang để mắt tới. Sau đó cân nhắc với mục tiêu và văn hóa của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có phê duyệt họ hay không.
2. Tìm kiếm một giá trị phù hợp: Mặc dù điều quan trọng cho sự phát triển của một nhân viên giỏi đó là phải khuyến khích tư duy độc lập và sự đa dạng trong một số lĩnh vực. Nhưng bạn phải ro ràng với họ về những giá trị của tổ chức của bạn ngay từ ban đầu. Và lắng nghe những kỳ vọng và định hướng của nhân viên, xem xét chúng có tương thích với giá trị, mục tiêu của doanh nghiệp mình hay không. Việc xác định rõ những mong muốn và kỳ vọng của đôi bên sẽ giúp bạn và cả ứng viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong trường hợp không cảm thấy phù hợp trong quá trình làm việc.
3. Đánh giá sức mạnh cảm xúc của ứng viên: Không ai khi ngồi được vào chiếc ghế lãnh đạo mà không phải trải qua những thử thách chông gai, dù ít hay nhiều. Một nhà lãnh đạo tiềm năng là người sở hữu một tinh thần dẻo dai và một tư duy dài hạn. Họ cũng là người có đầu óc cứng rắn, quyết đoán và sẵn sàng trả giá cho những quyết định của mình. Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, hãy hỏi ứng viên về những cách xử lý đối với đồng nghiệp trước đây của mình. Hãy lắng nghe xem họ đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi những người khác và nhìn thấy sự khác biệt của họ trong cách xử lý vấn đề. Khả năng chấp nhận và thích ứng dựa trên đánh giá là một kỹ năng quan trọng đối với một nhân viên giỏi và có khả năng được cất nhắc lên những vị trí cao hơn trong doanh nghiệp.
4. Thấu hiểu nhân tâm của ứng viên: Bằng những kinh nghiệm dày dặn của mình, bạn có thể quan sát hành vi, cử chỉ của ứng viên và rút ra một số đánh giá sơ khởi trước khi tiến hành phỏng vấn sau. Bạn có thể quan sát về cách ăn mặc, cách cư xử và tương tác của họ với mọi người xung quanh. Chính những hành độnh nhỏ có thể phản ánh lên một phần tính cách của con người họ. Sau đó, hãy đặt ra cho mình các câu hỏi như:
- Họ có hòa nhã với mọi người xung quanh không?
- Họ có thể hòa nhập để làm việc tập thể với đội nhóm chứ?
- Mọi người trong nhóm có thể nghe theo sự dẫn dắt của họ hay không?
Việc tuyển dụng những nhân viên giỏi, có thái độ phù hợp và khả năng tương thích với mục tiêu của doanh nghiệp không phải là một điều dễ dàng. Khi bạn sở hữu một đội ngũ nhân viên cộm cán, gắn bó lâu năm với doanh nghiệp. Đó thật sự là một nguồn vốn quý giá của doanh nghiệp, điều mà không gì có thể đo đếm được. Trước khi cân nhắc tuyển dụng một ứng viên tiềm năng, không nên chỉ nhìn vào một bản lý lịch tuyệt vời với một bề dày kinh nghiệm. Hơn thế nữa, bạn cần tập trung khai thác vào chính con người họ. Vì người bạn cần đến chính là một cánh tay đắc lực trong tương lai chứ không phải là những kinh nghiệm lẫy lừng trong quá khứ. Quy trình tuyển dụng có thể nói là một trong những “dự án” cần được chú trọng đến nhất của một lãnh đạo có tầm nhìn. Điều này có thể kéo dài thời gian tìm kiếm của bạn và khiến tiến độ công việc bị trì trệ. Nhưng tin tôi đi, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc về lâu dài trong tương lai xa.
Tạp chí Nữ Doanh Nhân tổng hợp | Ảnh: Internet
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: