Tư duy cầu toàn độc hại: Bạn có đang vướng phải?

Tư duy cầu toàn độc hại: Bạn có đang vướng phải?

Kỳ vọng cao đối với bản thân và những người khác là một điều hữu ích, nhưng một số thời điểm, điều đó sẽ gây ra nhiều tác hại.

Theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo không phải lúc nào cũng là điều xấu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người giữ bản thân với tiêu chuẩn cao thường kỹ lưỡng và có động lực để thành công nhiều hơn. Nhưng khi các tiêu chuẩn cứng nhắc của chủ nghĩa hoàn hảo trở nên mạnh mẽ, sẽ gây ra nhiều bất cập đến cuộc sống của bạn. Những kỳ vọng cao trở nên bất khả thi và không thực tế, bạn đang trên con đường trở thành một người có tư duy cầu toàn độc hại.

Chủ nghĩa hoàn hảo có thể cản trở sự nghiệp của bạn khi bạn bắt đầu né tránh nhiệm vụ vì lo sợ sẽ không hoàn thành một cách tốt nhất hay đang dành quá nhiều thời gian để hoàn thiện một thứ hoàn hảo khác. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải tư duy cầu toàn độc hại và những hậu quả tiêu cực mà điều này có thể gây ra đối với sức khỏe tinh thần của bạn. 

Tư duy cầu toàn độc hại: Bạn có đang vướng phải?

Các thể loại chủ nghĩa hoàn hảo

Có hai loại người cầu toàn: những người cầu toàn tìm kiếm sự xuất sắc – luôn đòi hỏi những tiêu chuẩn quá cao cho bản thân và những người theo chủ nghĩa hoàn hảo tránh né thất bại. Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn cảm thấy chán nản với suy nghĩ không hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiêu chuẩn, đó là dấu hiệu bạn có thể là một người cầu toàn tránh né thất bại. Trong khi, chủ nghĩa hoàn hảo tìm kiếm sự xuất sắc gắn liền với những lợi ích như động lực và sự gắn bó. Chủ nghĩa hoàn hảo phần lớn không có nhiều hữu ích ở nơi làm việc. Mặc dù, chúng có thể mang lại một số kết quả có lợi. Nhưng những lợi ích này có thể phải song hành bởi những kết quả tiêu cực và không có hiệu quả cho tổng thể.

1. Luôn tự nghiền ngẫm thay vì tận hưởng

Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo không quá xem trọng những lời khen ngợi và họ thường ám ảnh về những sai lầm. Và việc đặt áp lực đó lên bản thân sẽ khiến họ kiệt sức. Những người theo đuổi tư duy cầu toàn khi đã đạt được mục tiêu, suy nghĩ của họ luôn sẽ là: “Tiếp theo sẽ là gì?” Họ quan sát đối thủ cạnh tranh của mình để xem người đó có làm tốt hơn mình hay không, sau đó, vạch ra những kỳ vọng không mỏi mệt cho đến khi kiệt sức. Họ không bao giờ được tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc của thành quả và sự chiến thắng vì cứ luôn ám ảnh về chủ nghĩa hoàn hảo.

Tình trạng kiệt sức là kết quả của căng thẳng kinh niên tại nơi làm việc và có thể hủy hoại sức khỏe của bạn về lâu dài. Nó liên quan đến sự mệt mỏi không ngừng, đau đầu, mất ngủ, các triệu chứng trầm cảm và các kết quả sức khỏe tinh thần khác. Đó là lý do tại sao bạn cần dành nhiều thời gian để thư giãn và cảm thấy hài lòng về những gì đã làm được. Sự tự nhận thức này không chỉ giúp bạn suy ngẫm về sự nghiệp của mình mà còn có thể giúp ngăn chặn xu hướng cầu toàn không lành mạnh.

Tư duy cầu toàn độc hại: Bạn có đang vướng phải?

2. Liên tục bỏ qua cơ hội vì lo sợ không đủ năng lực

Một dấu hiệu cho thấy một chủ nghĩa hoàn hảo độc hại đó là nó không cho phép bạn hoàn thành bất cứ việc gì. Bạn luôn muốn lặp đi lặp lại các nhiệm vụ công việc quen thuộc hoặc thậm chí, bạn có thể gặp khó khăn khi bắt đầu một nhiệm vụ mới vì sợ rằng sẽ không thể hoàn thành một cách hoàn hảo. Khi hiệu suất làm việc của bạn trở nên giảm sút, bạn có thể bị mang tiếng là không đáng tin cậy trong công việc. 

Một khi nhận thức đó còn tồn tại, bạn sẽ khó có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chủ nghĩa hoàn hảo không chỉ có thể dẫn đến sự kiệt sức mà còn dẫn đến sự thất vọng từ đội ngũ làm việc của bạn. Nếu không giải quyết kịp thời, sự căng thẳng sẽ liên tục kéo dài từ công việc đến đời sống cá nhân của bạn. Nếu bạn đang “vật lộn” với cuộc đấu tranh nội tâm về một chủ nghĩa hoàn hảo dưới tư cách một nhà quản lý, điều này có thể sẽ tác động tiêu cực đến các thành viên làm việc cùng bạn.

3. Hạn chế giao tiếp xã hội bởi vì nỗi sợ “không hoàn hảo”

Một dấu hiệu khác cho thấy chủ nghĩa hoàn hảo độc hại của bạn đang trở nên nghiêm trọng đó là bạn không thể thực sự gắn kết với đồng nghiệp hoặc những người thân yêu vì lo lắng về việc duy trì hình ảnh hoàn hảo của bản thân. Một người có thể để chủ nghĩa hoàn hảo ngăn cản bản thân ở cạnh người khác vì họ sợ mọi người biết được “con người thật” của mình. Và bản thân họ vô cùng áp lực khi phải đeo chiếc “mặt nạ xã hội” này.

Tư duy cầu toàn độc hại: Bạn có đang vướng phải?

Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng, cùng với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo đặt ra những tiêu chuẩn không thực tế cho bản thân, có những người cầu toàn “được xã hội kỳ vọng”. Điều có nghĩa nghĩa là họ cảm thấy những tiêu chuẩn của xã hội và mọi người xung quanh đang áp đặt lên họ. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo được xã hội áp đặt có xu hướng cảm thấy rằng “tôi càng làm tốt thì mọi người càng mong đợi và đặt niềm tin ở tôi hơn. Vì vậy, không được có sự bất trắc nào”. Chính chủ nghĩa hoàn hảo được kỳ vọng bởi người khác có ảnh hưởng đến chứng trầm cảm và các tình trạng sức khỏe tinh thần thần khác.

Nếu bạn đang thắc mắc liệu chủ nghĩa hoàn hảo độc hại có đang giúp ích hay làm tổn hại đến sự nghiệp của bạn, hãy tự hỏi bản thân: Liệu nó có đang khiến cuộc sống của bạn bị thu hẹp lại không? Và nó có thực sự làm bạn cảm thấy hạnh phúc không? Nếu bất kỳ câu trả lời nào của bạn là có, thì sự cầu toàn độc hại đó đã không còn phục vụ cho mục đích cuộc sống của bạn nữa! Bạn nên cân nhắc xác định lại các tiêu chuẩn của mình thành “đủ tốt” thay vì “hoàn hảo tuyệt đối” như trước kia. Vì không ai là hoàn hảo trên cõi đời này!

Tạp chí Nữ Doanh Nhân tổng hợp | Ảnh: Internet

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Comment