Năng động, theo đuổi cảm hứng và cởi mở với mọi người là điều dễ dàng bật ra khi tiếp xúc với nữ doanh nhân Lê Anh Thơ, CEO Mathnasium Việt Nam. Hờ hững với đề tài mang tính giải trí, song lại tràn đầy cảm xúc khi bàn luận xung quanh việc dạy dỗ con cái…
Tôi gặp nữ doanh nhân Lê Anh Thơ, CEO Hệ thống Trung tâm Toán tư duy Hoa Kỳ tại Việt Nam ở một quán café yên tĩnh để bắt đầu buổi trò chuyện xoay quanh chủ đề học hành của những đứa trẻ. Xuất hiện với mái tóc xoăn màu nâu sáng dài quá vai, chị tạo ấn tượng bởi vẻ ngoài linh hoạt và giọng nói giàu năng lượng với nhiều cảm xúc trong cách chuyện trò vốn dĩ dễ dàng lôi kéo đối phương cuốn theo mạch truyện. Cách biểu cảm sống động và đời thường hơn những gì tôi tưởng tượng về vợ của một người nổi tiếng, vốn thường giữ khoảng cách với cánh báo chí.
CLICK HERE OR SCROLL DOWN TO READ ENGLISH VERSION |
Khác biệt với sự tưởng tượng của tôi về hình ảnh vợ của một người nổi tiếng, chị sống động và “đời” hơn. Chị nhiều lần từ chối xuất hiện trong các bài phỏng vấn hẳn vì muốn tránh việc đóng khung trong “vai trò” này?
Đúng vậy. Tôi không thích được mọi người biết đến như là “đại gia”, “vợ của diễn viên Bình Minh” hoặc xuất hiện trong các câu chuyện mang tính giải trí, mặc dù tôi hoàn toàn tự hào về công việc của ông xã. Tôi từng có thời gian làm việc như Phó Giám Đốc tại British Council và tôi theo đuổi cuộc sống của người phụ nữ làm việc trong lĩnh vực ngoại giao, quanh các dự án hợp tác văn hóa. Nếu phải xuất hiện trước công chúng, đặc biệt trên báo chí, tôi không muốn trộn lẫn hai hình ảnh đó với nhau. Không chỉ thế, tôi thích những bài viết về suy tư trong cuộc sống nhiều hơn là vị trí xã hội. Tôi là người “anti” việc giật tít, gây sốc.
Từng làm việc trong tập đoàn khách sạn Accor và 7 năm gắn bó với vị trí Giám đốc quản lý các dự án văn hóa nghệ thuật tại Hội Đồng Anh-British Council, tôi khá tò mò về điều đưa chị trở thành Tổng Giám đốc một hệ thống giáo dục?
Khi làm việc tại Hội Đồng Anh, có cơ hội tiếp xúc với các dự án trong lĩnh vực văn hóa, tôi cực kỳ yêu thích công việc và môi trường ở đó và không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thay đổi công việc. Cơ hội ở Mathnasium tự đến một cách ngẫu nhiên và tôi đã suy nghĩ khá nhiều trước khi chọn lựa. Ở thời điểm ấy, tôi phụ trách vị trí cao nhất mà một người Việt có thể nắm giữ trong một cơ quan ngoại giao trong khi tôi còn đến 20 năm hơn mới đến tuổi nghỉ hưu (cười). Và vì là một người yêu thích sự phát triển bản thân, thích chinh phục và có tâm huyết với giáo dục nên tôi đồng ý đầu quân về Mathnasium. Hơn hết, khi đọc về phương pháp toán tư duy, lý tưởng ở mô hình giáo dục này khiến tôi hoàn toàn ấn tượng và một lần nữa cảm thấy tràn đầy cảm hứng, muốn làm điều gì đó có nhiều ý nghĩa, đồng thời cũng tin tưởng phương pháp này sẽ thay đổi tích cực thế hệ trẻ, trong đó có chính các con của tôi.
ĐỂ ĐỌC PHIÊN BẢN BÁO IN, VUI LÒNG NHẤN VÀO ĐÂY! |
Áp dụng phương pháp dạy toán từ một giáo sư Toán học người Mỹ, Larry Matinek, sẽ có rất nhiều bậc cha mẹ muốn biết phương pháp dạy toán này sẽ thay đổi con cái họ như thế nào?
Mathnasium hiện đang đứng ở vị trí thứ 3 top những thương hiệu có tốc độ phát triển nhanh nhất do Forbes bình chọn. Tại Mỹ, Mathnasium đã có hơn 700 trung tâm và khi sang Mỹ tham dự hội nghị thường niên tại đây, có dịp đến các trung tâm tại Mỹ, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhiều phụ huynh chở con đến học sau giờ học chính khóa tại trường – một điều hết sức kỳ lạ tại đất nước vốn không quan trọng câu chuyện học thêm.
Phương pháp toán tư duy Hoa Kỳ đặc biệt và nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi trước tiên nó là phương pháp giáo dục được cá nhân hóa. Mỗi đứa trẻ sẽ trải qua một bài kiểm tra năng lực tư duy trước khi vào học. Dựa vào kết quả đó, một kế hoạch học tập dành cho riêng từng em được phác thảo để phát huy điểm mạnh, củng cố những điểm cần nâng cao. Khác với phương pháp giáo dục đại trà hiện tại, việc giảng dạy này sẽ được điều chỉnh theo tính cách và năng lực riêng của từng đứa trẻ, cho chúng cơ hội phát triển tiềm năng bên trong. Chưa kể, mỗi giáo viên tại Mathnasium chỉ nhận hướng dẫn khoảng 5 học viên bởi mỗi em cần có một kế hoạch học tập riêng cụ thể. Và phương thức giảng dạy không chỉ bằng giáo cụ, không phải chỉ bằng lý thuyết và bài tập mà có thể rất đa dạng phù hợp với tâm lý của trẻ độ tuổi 4-15 như: câu đố, giáo cụ trực quan sinh động, toán nói với các ngữ cảnh gần gũi với cuộc sống.
Thật sự, thông qua việc giải toán, chúng ta có thể phát triển tư duy logic, suy luận và giải quyết vấn đề. Tôi nghĩ rằng, cho dù là đi làm, làm chủ doanh nghiệp hay là lãnh đạo, tư duy logic là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công.
Một phương pháp giáo dục rất thú vị và lý tưởng vì tôi cũng đồng tình rằng mỗi đứa trẻ là một thiên tài chưa bộc lộ và nhiệm vụ của giáo dục chính là khơi nguồn và phát triển tài năng còn đang ngủ say trong chúng. Nhiều người còn quan niệm rằng: “Không có học sinh kém, chỉ có giáo viên tồi.” Chị nghĩ sao về điều này?
Một trong những điều tôi tự hào về Mathnasium là phương châm: “Nếu học sinh không học được theo cách giáo viên dạy thì nhiệm vụ của giáo viên Mathnasium là dạy theo cách mà các em có thể tiếp thu được”. Tôi cho rằng thật sai lầm khi chúng ta cứ đứng trên bục giảng nói thật nhiều về điều chúng ta muốn dạy nhưng chẳng mảy may tự hỏi đó có thật sự là điều học trò muốn nghe. Cần nhớ, những đứa trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn còn có cách tiếp thu riêng, tính cách riêng của chúng.
Bạn có biết Larry Matinek, nhà sáng lập phương pháp Toán tư duy chính là vì trăn trở của một bậc làm cha mẹ muốn giúp con mình tìm thấy niềm vui trong học tập mới viết nên phương pháp này. Ông nhận thấy rằng “trẻ em không ghét toán mà chỉ ghét sự rối rắm của môn Toán.” Thông qua con trai, ông biết được những phương pháp nào dễ được tiếp thu nhất, và tạo nên sự hứng khởi để con học Toán, từ đó phát triển được nhiều kỹ năng thiết yếu và quan trọng cho trẻ. Nên có thể nói, đây là phương pháp được xây dựng trên tình yêu thương và sự quan tâm của bố mẹ với con cái. Đó là lý do tính cá nhân được coi trọng. Và tôi nghĩ, nếu bỏ quên yếu tố phát triển cá nhân trong việc giáo dục thì chúng ta chỉ có thể tạo nên những cỗ máy mà thôi.
Điều hành một trung tâm giáo dục có gì khác với những lĩnh vực chị đã và đang làm không?
Có chứ, đó là “Đặt tâm huyết lên hàng đầu.” Bởi, nếu bạn chỉ chăm chăm về lợi nhuận thì sẽ không bao giờ thành công được. Có một điều tôi muốn chia sẻ là mức học phí tại Mathnasium Việt Nam chỉ bằng 20% so với mức học phí ở Mỹ. Đó chính là một nỗ lực rất lớn của đội ngũ Việt Nam để mang phương pháp Toán tư duy này về. Giáo dục với tôi là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Giáo dục thay đổi ý thức từng cá thể, nâng cao năng lực và từ lớp thế hệ trẻ đó sẽ có những cá thể tài năng vượt trội cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Và đó cũng chính là điều tôi tâm huyết thực hiện khi tham gia vào Mathnasium.
Cũng là một người mẹ, chị chọn phương pháp giáo dục nào cho con cái của mình?
Tôi thường giáo dục con theo những gì tôi hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân khi từng là một đứa trẻ và tất nhiên là theo tính cách của mỗi đứa con. Ví dụ như trường học cách nhà tôi chỉ 10 phút đi xe song tôi vẫn để con mình thức dậy sớm, đón xe bus lúc 7 giờ sáng để đến trường lúc 8 giờ. Mục đích nhằm giúp chúng học được tính tự lập, dậy đúng giờ, tôn trọng tập thể. Không chỉ vậy, chúng còn có thể chủ động bắt chuyện, kết bạn với các đứa trẻ khác. Tôi ít khi phân biệt phong cách giáo dục nào mà sẽ tìm hiểu điều gì phù hợp và tốt cho con cái mình.
“Chúng ta không nên dạy cho trẻ khoa học, mà dạy cho chúng góc nhìn riêng.” Jean Jacques Rousseau, một triết gia đồng thời là một nhà giáo dục nổi tiếng đã từng nói khi bàn về giáo dục. Điều này có tương đồng với cách nghĩ của chị trong việc dạy dỗ con cái?
Đó là một đúc kết thú vị. Quả thật, tôi luôn tin rằng chúng ta cứ nên chỉ cho trẻ những tri thức, đó có thể là về các môn khoa học hoặc một chủ đề bất kỳ trong cuộc sống, song hãy để cho trẻ được chọn lựa những điều mình yêu thích. Bởi chỉ có yêu thích thì trẻ mới chủ động và có thể theo đuổi điều đó lâu dài. Quan điểm này không chỉ đúng với trẻ em, mà với người lớn chúng ta cũng vậy. Chẳng phải những nữ doanh nhân, cũng trung thành và nỗ lực mỗi ngày để thực hiện điều mình mơ ước đó sao?
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị.
Text: Joyce Nguyen – Creative Director: Hiepleduc – Photo: Hoàng Vũ – Makeup: BEO
Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân.
CEO, Mathnasium Vietnam, Lê Anh Thơ
BUSINESS IN EDUCATION IS CONSCIENCE AND CONSTITUTION
Dynamic, passionate and approachable are just a few recognizable traits of businesswoman Le Anh Thơ, CEO of Mathnasium Vietnam. Though indifferent to the topic of entertainment, this lady is thrilled to discuss the caring and rearing of children…
My conversation with businesswoman Le Anh Thơ, CEO of the Mathnasium System, took place in a rather secluded café, where we mainly focused on children’s study. She struck quite an impression on me, not only because of her curly, light brown, shoulder-length hair or dynamic appearance, but also because of her powerful tone of voice and emotional, naturally ear-catching style of speech. Her vigorous and austere expression was far from my imagination of a celebrity wife who often tries to keep her distance from the press.
Contrary to what I imagined of a celebrity’s wife, you seem to be more lively and “down-to-earth”. Perhaps it was to avoid being framed into such a “standing” that you, more than once, refused to appear in a number of interviews?
Indeed. I do not prefer being recognized as a “big cheese”, “Actor Binh Minh’s wife” or any other position that would only serve to entertain, even though I am extremely proud of my husband’s work. On the other hand, as illustrated by the fact that I once worked as Vice Director at the British Council, I wish to pursue a life of a working woman, juggling diplomatic affairs and cultural joint projects. These are the two images that I never wish to be distorted into each other, should I be obliged to appear in public, especially in an article. Moreover, I’d rather enjoy helping you with an article regarding contemplating life over one that features mere social issues.
Having worked in the Accor Hotel Corporation as well as held a seven-year position of Director of cultural and artistic projects at the British Council, how did you, surprisingly, become CEO of an education system?
During the period spent at the British Council, which accommodated my approach to projects concerning the field of culture, I never thought of leaving such a wonderful job and an amazing environment. However, the job offer from Mathnasium came most unexpectedly and took me quite a long time to finally give them the nod. I was, at that time, in charge of the highest position which possibly could be reached by a Vietnamese in a diplomatic agency, while having more than 20 years to spare before retirement. Yet, with a desire for self-improvement, an inclination to conquer and a heartfelt devotion for education, I decided to head to Mathnasium. In addition, I was won over by this education model’s core idea – the logical mathematics method, and felt, once again, the urge to do something meaningful, something that would change the entire younger generation, including my own children, for the better.
As many a parent might inquire, in what way will a math teaching method adopted by American mathematics professor Larry Martinek change their children?
Mathnasium is currently the third fastest growing brand voted by Forbes magazine. In the US, Mathnasium has established over 700 centers and, as I visited them while attending an annual conference, I was astonished at the sight of how many students were there after school – something extremely peculiar in a country where extra classes are normally of little concern.
The American logical mathematics method is special and thus, highly reputed all over the world because, first of all, it is a personalized one. Every child must go through a logical ability test before enrolling, based on which a specific, individual study scheme is developed with a view to max out their strengths and reinforce their potential. As opposed to the current generalized education method, the teaching will be adjusted according to each child’s personality and ability, giving them a chance to expose the talent hidden inside. But that’s not all; any given teacher at Mathnasium is only in charge of about five students due to their different study schemes. The methods will not only employ the standard theory and practice or normal teaching instruments, but vary consistently to a 4-15 year old child’s way of thinking, including quizzes, vivid teaching instruments and spoken mathematics which are relevant to everyday life.
It is true that, by solving mathematical problems, we develop our logical thinking, deduction and problem solving ability, which I believe to be of utter importance when you are studying, working and even leading. Whether one is employed, or self-employed, and no matter what position he/she is holding, logical thinking plays an essential role in his/her professional success.
An intriguing and ideal education method indeed, for I too agree that every child is an undiscovered genius, and it is the high duty of education to discover and bolster this undiscovered talent. Another notion is that: “There are no incompetent students, only incompetent teachers”. What do you make of this?
One of the most pride-worthy aspects of Mathnasium is its motto: “If students cannot follow a teacher’s method, then the teacher must follow their method.” I honestly believe that it is wrong to stand there on the podium, chewing over the things we want students to learn, while totally ignoring the fact that they may not want to. Bear in mind that children of smaller ages have their own way of perceiving things and a distinctive personality to develop from.
Did you know that Larry Martinek, founder of the logical mathematics method, only came up with it because of his concerns as a parent, wishing to help his kid find some joy in study. He realized that “kids do not hate math. What they hate is being frustrated, embarrassed and confused by math”. Through his own son, he developed methods that were most perceptible and inspiring towards math learning, from which children could establish several essential skills. It is, therefore, not an exaggeration to say that this method was built upon the love and care of a parent to his children. That’s where the element of personalization earns its worth, for should we ever neglect the factor of individual development in education, we’ll only be creating mere walking machines.
Is running an education center different from other fields that you’ve worked in? If yes, how?
Of course yes, in that “Dedication always comes first”, for you’ll never succeed if all you can think about is making profits. Another thing I’d like to share is that the tuition fee at Mathnasium Vietnam is only 20% of that in the US, which implies how great an effort our crew has exerted to introduce this math learning method. For me, education is an element of extreme significance to the country’s development. It changes and heightens each and every individual’s level of awareness and competence in a generation, from which those who stand out will be able to further dedicate themselves to society. That is also what I endeavored to achieve when joining Mathnasium.
Being a mother yourself, which method of education do you prefer for your children?
I often teach my children using my own knowledge and experience as a child of their age, and of course according to their personalities. For instance, although their school is only a 10 minute from home, I make them get up early, at 7 a.m, and take a bus to get there on time, at 8. The purpose of this is that they learn to be independent, punctual, and collectively conscious. Moreover, they have the chance to catch a conversation and chat with other kids on the way. I rarely judge an education style by its nature, but by its compatibility to my children and the benefits it might bring about.
“We should not teach children the sciences; but give them a taste for them.” said Jean Jacques Rousseau, a philosopher and renowned educator, when discussing education. How does this resemble your way of thinking towards raising children?
That’s such a profound contemplation. Indeed, I’ve always believed that all we should do is to introduce children with knowledge, be it science or any certain aspects of life, and let them choose what they like, for only with passion and interest will they be able to pursue it to the end. This notion is not only applicable to children, but to almost everyone. Now, isn’t it true that businesswomen are harnessing great determination and exerting their efforts every day in order to achieve what they endeavor?
Thank you so much for the interesting conversation!
Copyright © 2017 All Rights Reserved.
Có thể bạn quan tâm:
CEO Ngọc trai Hoàng Gia, Đoàn Bạch Phụng: Ngọc sáng nhờ công mài dũa