Sống để làm việc hay làm việc để…sống? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Sống để làm việc hay làm việc để…sống?

Cho dù bạn có một “profile” nổi bật trên LinkedIn, một công ty được nhiều người ngưỡng mộ hay một thương hiệu cá nhân nổi bật, công việc cũng không phải là tất cả cuộc sống…

Theo các chuyên gia, trung bình một người dành khoảng 2.000 giờ mỗi năm để làm việc. Trong đó, khoảng 8 giờ mỗi ngày, 40 giờ trong một tuần và 166 giờ mỗi tháng. Bất kể đó là thời gian trong hay ngoài văn phòng, người ấy đôi khi vẫn phải dành thời gian trả lời email, cuộc gọi và đáp ứng các nhu cầu phát sinh cấp bách để chứng tỏ khả năng cống hiến cho công việc. 

Tuy nhiên, việc dành thời gian nhiều hay ít cho công việc vốn chẳng phải điều quan trọng nhất. Mặc dù mỗi người đều có những sở thích và đam mê khác nhau để theo đuổi và rèn luyện, nhưng điều quan trọng là đừng nhầm lẫn vai trò trong và ngoài công việc. Bất kể khoảng tiền lương nhiều hay ít, cho dù được trao quyền quyết định mọi thứ trong công việc, hãy nhớ một điều: Bạn không phải là chức danh công việc của bạn!

Nếu bạn sống để làm việc, liệu bạn có thể vượt qua ranh giới mong manh giữa sự gắn bó và say mê để bỏ hết những thú vui bình thường và xem công việc là niềm vui lớn nhất? Đam mê công việc là một điều tuyệt vời, nhưng nếu nó ảnh hưởng đến suy nghĩ và năng lượng của bạn, bạn sẽ bỏ lỡ cảm giác thỏa mãn mà một nghề nghiệp ý nghĩa có thể mang lại. 

Đôi khi, lùi lại một vài bước là chìa khóa để xác định những rào cản đang đứng giữa bạn và cuộc sống ước mơ mà bạn hình dung. công việc và cuộc sống

“Bạn đang sống để làm việc hay làm việc để sống…?”

Sẽ là sai lầm khi nghĩ công việc là tất cả cuộc sống…

Một người có thể cực kỳ giỏi trong vai trò của mình, nơi sự nghiệp của họ là lý do khiến họ được ngưỡng mộ trong một ngành nghề hay trở thành tấm gương của vô số người. Nhưng, thành công trong lĩnh vực cá nhân cũng chẳng thể đánh giá hết con người bạn nếu bạn tiếp xúc với một ai đó chẳng hiểu gì về ngành nghề bạn theo đuổi. Việc bảo vệ danh tiếng cho một chức danh mà đã miệt mài gầy dựng cũng rủi ro như đánh cược sự hạnh phúc vào thị trường chứng khoán, nơi không cố định, luôn dao động và không liên quan đến sự bền vững. 

Dù gây được tiếng vang với tư cách là nhân viên giỏi nhất hay tìm thấy được bản sắc đặc biệt, hãy luôn nhắn nhủ bản thân rằng bạn cũng chỉ là một cô gái, một người yêu, một người bạn, và là một người phụ nữ đầy tài năng, ước mơ và nhiệt huyết với bất cứ công việc nào, và dù bạn hoàn thành nó ngoài sức mong đợi, nó cũng không xác định bạn một cách toàn diện.

công việc

Vào những thời điểm chênh vênh nhất, mọi người thường xem công việc là ngọn nguồn của tất cả. Khó khăn hay bị trách mắng đều là lý do khiến bạn không thể nở nụ cười vào cuối ngày. Nhưng đã bao giờ bạn buồn vì bỏ bữa ăn cùng nửa kia, không kịp về vào ngày sinh nhật của một người quan trọng hay bận rộn đến mức từ bỏ những cuộc hẹn với người đã lâu không gặp. Diễn viên người Mỹ Maya Angelou từng nói rằng: “Tôi muốn được biết đến như một người phụ nữ thông minh, can đảm, giàu lòng yêu thương và được dạy dỗ từ chính bản thân mình.”  Và bản sắc của một người bắt nguồn từ đâu và cách bạn định hướng nó sẽ là chiếc neo để bạn sống vui và thoải mái hơn.

Thay vì dựa vào sự nghiệp để tìm kiếm sự an toàn, hy vọng và danh tiếng, hãy thường xuyên tự hỏi bản thân trong những khoảnh khắc quan trọng rằng: Điều gì là quan trọng nhất đối với tôi là gì?; Thậm chí khi đổi ngành nghề, tôi có vui vẻ và hạnh phúc?; Ai là người tôi phải biết ơn và cảm ơn mỗi ngày?;…

Bạn có thể khóc hoặc cười vì những cột mốc trong sự nghiệp, bạn có thể muốn trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, nhưng đôi khi cũng hãy cho bản thân một chút tự do, tự do để buông thả không nghĩ về công việc, ở những phút giây tự do đó, bạn sẽ biết được công việc là quan trọng, nhưng không thể khiến bạn đánh đổi tất cả. Tất cả của bạn còn bao gồm rất nhiều thứ, những thứ góp phần vào định nghĩa hạnh phúc của bạn chứ không đơn thuần là sự thành đạt. 

Cân bằng công việc và cuộc sống là một điều không tưởng đối với một người trẻ hiện đại. Nhưng trong những khoảnh khắc muốn bỏ cuộc hay thay đổi con đường đã chọn, hãy luôn tỉnh táo tin tưởng rằng: Công việc có thể lấp đầy một vài mảnh ghép khiến bức tranh cuộc sống của bạn trở nên đặc sắc, nhưng những mảnh ghép đó chỉ là một phần trong số những phần quan trọng khác của cuộc sống khiến bạn trở thành phiên bản duy nhất. 

Illustration by Malena Flores

>>> Đọc thêm: Người đàn ông bạn yêu, có “xứng đáng” để bạn gửi gắm trọn đời?

Comment