Phải làm gì khi phạm sai lầm lớn trong công việc? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Phải làm gì khi phạm sai lầm lớn trong công việc?

Phạm phải một sai lầm đến mức có thể bị sa thải là một tình huống không ai muốn gặp phải, nhưng việc chuẩn bị và suy nghĩ về cách phản ứng để có thể giúp bạn tránh mất việc là một việc cần phải nghĩ tới…

Trong công việc, hẳn không ai mong muốn sẽ phải đối diện với những tình huống không thể xử lý và dẫn đến sai lầm. Có thể sẽ phải đối mặt với khó khăn, nhưng càng sớm giải quyết chừng nào bạn sẽ càng có lợi chừng đấy, vì vậy dù chưa xảy ra, bạn cũng nên nghĩ đến viễn cảnh ấy và có những phương án giải quyết phù hợp.

Thông báo ngay lập tức

Ngay sau khi bạn nhận ra mình đã phạm sai lầm, hãy thông báo cho sếp hoặc người quản lý ngay lập tức. Việc thành thật đối diện và có một cuộc trò chuyện thẳng thắn đề nghi những giải pháp khắc phục cụ thể sẽ khiến sếp có cách nhìn khác về bạn. Đừng giấu diếm vì mọi thứ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu bị phát hiện. Việc thông báo sớm sẽ giúp bạn có thêm nhiều phương án dự phòng và không trở nên sợ hãi trước những tình huống không lường trước. Tuy nhiên, trước khi vào thông báo, hãy tự quyết định giải pháp của bạn và cam kết sẽ thực hiện nó nhanh nhất có thể. Một lời hứa luôn có giá trị to lớn trong thời điểm nhạy cảm và điều đó cũng chứng minh bạn hiểu được mức độ quan trọng của tình huống và c tác động của sai lầm đó. 

Image: Liza Otchenashenko

Sửa chữa danh tiếng đúng đắn 

Sau khi được sếp phê duyệt những phương án, đây là lúc bạn sẽ sửa chữa danh tiếng và lấy lại sự chuyên nghiệp thường thấy. Giữ liên lạc với sếp trong suốt thời gian thực hiện công việc, giao tiếp cởi mở và thông báo những cải thiện đúng lúc để người quản lý có thể dễ dàng hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào. Sau khi sai lầm được giải quyết, bạn không nên chủ quan mà cần thận trọng trong công việc trong ít nhất sáu tháng tiếp theo. Cẩn thận để không mắc lại những lỗi không đáng có, và cố gắng thực hiện những công việc ở cấp độ cao hơn để thể hiện bạn là một nhân sự đáng tin tưởng. Việc bạn ra sức cố gắng và gầy dựng giá trị của mình sẽ được khôi phục và người quản lý sẽ đánh giá bạn ngày càng cao hơn. 

Tất cả chúng ta đều có những lĩnh vực mà chúng ta có thể cải thiện và không có gì sai khi nhận ra điều này và thực hiện từng bước một để cải thiện chúng và trở nên tốt đẹp hơn.

Đọc thêm: Cách tạo ấn tượng tốt với các đồng nghiệp mới trong buổi đầu làm việc

Phải làm gì nếu bạn bị sa thải?

Image: Eddie Lobanovskiy

Đôi khi, ngay cả lúc bạn đã cố gắng hết sức, một sai lầm lớn cũng có thể khiến bạn bị sa thải và không thể cứu vãn. Nếu lỡ gặp phải tình huống đấy, hãy cố gắng điều tiết cảm xúc và cải thiện những gì có thể:

  • Hãy nhớ xem trước đây bạn có mắc sai lầm tương tự không, vấn đề cơ bản nhất bạn gặp phải là gì?
  • Đừng đổ lỗi, nhìn nhận những thiếu sót và tăng cường xóa bỏ những điểm yếu bằng cách đăng ký tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng bổ ích. 
  • Dành thời gian để dẹp bỏ những sự mất  mát và tìm kiếm công việc mới, phải, bạn không thể chìm đắm trong nỗi buồn và thất vọng mãi được, hãy tự nhủ, một cánh cửa đóng lại là cơ hội để một cánh cửa khác mở ra và bạn sẽ có thể làm tốt hơn nếu có cơ hội tiếp theo. 
  • Đừng quên suy nghĩ về cách bạn sẽ trả lời các câu hỏi về những gì đã xảy ra trong cuộc phỏng vấn việc làm trong tương lai. 

Comment