#GreenBIZ: Làm sao để tồn tại bền vững? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

#GreenBIZ: Làm sao để tồn tại bền vững?

Được mệnh danh là lựa chọn thông minh và là xu hướng xây dựng sự bền vững trong tương lai, sản phẩm hữu cơ là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp, dĩ nhiên, cũng là lựa chọn lý tưởng của người tiêu dùng trong thời đại mới.

22,9 tỷ USD là con số mà thị trường thực phẩm hữu cơ đạt được, sau lần đầu có mặt tại thị trường khó tính Mỹ vào năm 2008. Sau đó là 63 tỷ USD trên toàn thế giới năm 2012.

Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, giá trị tổng thị trường hữu cơ tại TP.HCM và Hà Nội ước đạt 400 tỷ VND/năm (từ năm 2018), sẽ tiếp tục tăng mạnh qua các năm.

87% người Việt khi được hỏi sẽ lựa chọn các sản phẩm hữu cơ khi có thể.

Hiện tại, có thể chia ngành hàng hữu cơ thành những mặt hàng chính gồm chăm sóc cá nhân, trẻ em, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm, thực phẩm, thời trang.

“Trở về với tự nhiên” chính là quan điểm cốt lõi của xu hướng sản xuất-tiêu dùng này, dựa trên những nền tảng tư tưởng cho ra đời những sản phẩm chứa các nguyên vật liệu tự nhiên, chưa qua xử lý, không có các hóa chất độc hại, mang lại lợi ích kinh tế và sức khỏe cao.

CHỐNG LẠI:

  • Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật trong hỗ trợ sản xuất (phân bón, hóa chất, hóc-môn tăng trưởng, máy móc…)
  • Sự ra đời của cây trồng đột biến gen (GMO)
  • Sự sản xuất không hợp lý (lạm dụng, ỷ lại)

Lợi ích những sản phẩm này còn nằm ở chỗ đảm bảo sự sống, tính bền vững và tối ưu hóa năng suất cho môi trường và những yếu tố liên quan tạo nên nó.

Xu hướng mới này còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người sản xuất. Trái với suy nghĩ chỉ bận tâm đến lợi nhuận riêng mà quên đi việc đem đến nguồn cung, nâng cao trách nhiệm không chỉ với người tiêu dùng, mà còn với môi trường cũng như sức khỏe của chính họ.

Đi kèm với những lợi ích, sản phẩm hữu cơ vẫn là khó tiêu thụ tại Việt Nam, vì chưa thể khắc phục những yếu tố sau:

  • Giá cả cao hơn so với sản phẩm thường, khó đưa sản phẩm vào chuỗi phân phối với giá hợp lý.
  • Chi phí quá lớn nếu tự xây dựng kênh phân phối, cũng như tiềm lực hạn chế nếu muốn xây dựng thương hiệu.
  • Khó truy xuất nguồn gốc, quy trình và tiêu chuẩn sản xuất.
  • Thiếu kiến thức của người tiêu dùng trong việc phân biệt sản phẩm hữu cơ thật sự và lợi ích của ngành hàng này.
  • Hiện tượng “vàng thau lẫn lộn” dẫn đến khủng hoảng niềm tin người tiêu dùng.
  • Chưa có cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cũng như kiểm tra, xử phạt vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ.

Bài viết của Tạp chí Nữ Doanh Nhân.

Đọc thêm: 

Xu hướng mới của xã hội: Nền kinh tế chia sẻ

Comment