Liệu có thể cạnh tranh mà-không-mất-lòng với đồng nghiệp? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Liệu có thể cạnh tranh mà-không-mất-lòng với đồng nghiệp?

Cạnh tranh giữa những đồng nghiệp trong công việc là điều phải xảy ra. Nhưng nhìn chung, nó có thể mang đến những kết quả tích cực giúp chúng ta trau dồi thêm kỹ năng, hoàn thiện tính cách và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình nếu chúng ta hiểu khái niệm “cạnh tranh văn minh”. 

Một số người trong chúng ta có tính cách cạnh tranh bẩm sinh, nhưng không cần phải nói điều này như thể đó là một điều tiêu cực. Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng khả năng cạnh tranh này để làm lợi thế cho mình. Dưới đây là 3 bước để bạn có thể đảm bảo sức cạnh tranh và hướng đến những mối quan hệ lành mạnh trong công việc. 

Cạnh tranh văn minh với đồng nghiệp không mất lòng

1Đánh giá động cơ của bạn

Trước khi bước vào một cơ hội cạnh tranh nào đó, hãy tự hỏi bản thân lý do tại sao. Liệu bạn đang giành một vị trí trong công việc vì bạn muốn công nhận là người giỏi nhất? Hay bạn muốn vượt qua giới hạn và xem xét khả năng của mình? Hay bởi vì bạn muốn chiến thắng chỉ để…nhìn người khác thua. Có rất nhiều động cơ khi bạn quyết định cạnh tranh, nhưng không nên kiêu ngạo. Sự tự tin không nên có được bằng những mục đích thiếu trong sáng. Nói cách khác, đừng để động cơ của bạn biến chuyển xấu đi. Thay vào đó, hãy được thúc đẩy bởi mục tiêu cá nhân rằng bạn cần cải thiện bản thân và tiếp thêm động lực cho tham vọng bạn muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. 

2Nắm rõ mục đích cần đạt được

Thật dễ dàng để cuốn vào cạnh tranh với đồng nghiệp, nhưng điều quan trọng là bạn phải nhớ điều gì đã thúc đẩy bạn để bắt đầu để tìm cách tiếp cận sự cạnh tranh văn minh. Làm như vậy sẽ giúp bạn tránh bị cuốn theo sự cạnh tranh chỉ vì đánh bại đối thủ. Hãy cân nhắc mục đích sống trước mỗi khi “khiêu chiến” bằng những câu hỏi: Bạn thực sự đam mê điều gì? Những mong muốn của trái tim bạn là gì? Bạn muốn được nhớ đến vì điều gì?

Mặc dù đây là những câu hỏi nặng nề, nhưng câu trả lời cho chúng sẽ làm sáng tỏ mục đích cạnh tranh của bạn. Chúng sẽ nhắc nhở bạn về lý do thúc đẩy trái tim bạn quyết định cạnh tranh ngay từ đầu. Không có gì sai khi bạn giành lấy chiến thắng, nhưng hy vọng rằng chiến thắng bạn đạt được sẽ vì một mục đích sâu sắc hơn, chứ không đơn giản là vì bạn muốn chiến thắng. 

“Chiến thắng bạn đạt được phải vì một mục đích sâu sắc hơn, chứ không đơn giản là vì bạn muốn chiến thắng.” 

3Không ngừng làm việc chăm chỉ

Nếu bạn muốn trở thành một đối thủ ai cũng dè chừng nơi công sở, bạn phải có khả năng trở thành một “người chơi” quyết liệt. Sự quyết liệt đó được hình thành khi bạn liên tục có khả năng vượt chướng ngại vật và tìm ra cách bạn có thể cải thiện. Hãy tự nhủ làm việc chăm chỉ ngay cả khi không ai đang theo dõi bạn. Chính trong những thời điểm này, sự cạnh tranh tích cực sẽ giúp bạn rèn giũa tính cách của mình. Đi làm đúng giờ, hoàn thành deadline được giao, chuẩn bị mọi thứ và đến sớm trong những buổi họp. Khi người khác yêu cầu bạn làm việc 100%, hãy vượt lên trách nhiệm và hoàn thành mọi thứ 200%, bạn có thể không? Chỉ cần tập trung vào nhiệm vụ được giao và làm tốt hết mức có thể. Đôi khi, ý chí của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, nhưng những người có ý tưởng độc đáo và không ngại đứng một mình sẽ luôn là những người dẫn đầu với tư tưởng cạnh tranh văn minh. 

cạnh tranh văn minh

Comment