Làm thế nào để đối phó với sếp thích kiểm soát? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Làm thế nào để đối phó với sếp thích kiểm soát?

Trước tiên, hãy cảm ơn vì cho dù sếp của bạn có chi li, kiểm soát kiểu gì cũng không thể “vô địch” trong khoản gây áp lực cho nhân viên bằng tỉ phú công nghệ Elon Musk.

Trong một sự kiện ô tô nổi tiếng, Elon Musk đã có phát biểu hùng hồn, xác nhận không những ông yêu cầu Tesla phải đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng xe mà nhân viên của ông cũng vậy. Tự ví chính bản thân mình không chỉ là một “Micro-manager” (kiểu nhà quản lý theo đuổi sự toàn mỹ trong tất cả mọi việc, luôn cầu toàn đến từng chi tiết nhỏ) mà là “Nano-manager” (mức độ quan tâm tới những tiểu tiết nhỏ hơn nữa).

Elon Musk đích thực là hình mẫu “lý tưởng” khi nói về những lãnh đạo có xu hướng quản lý khắt khe.

Dĩ nhiên, trong thực tế đây là cách quản lý áp lực nhất trong các kiểu quản lý để bắt nhân viên hoàn thành chỉ tiêu. Cách lãnh đạo liên tục đặt ra câu hỏi có thể hạn chế sự tự do trong công việc, giảm chỉ số niềm tin, ảnh hưởng đến năng suất làm việc chung.

Đọc thêm: Tất cả những gì bạn cần là sự tin tưởng!

Đa số những nhân viên phàn nàn về người sếp thích kiểm soát của mình, khi được yêu cầu miêu tả về người ấy sẽ nói những đặc điểm chung như sau: luôn thích kiểm soát công việc của họ, luôn có sửa chữa và xem xét kỹ những dự án họ được giao, thường xuyên đặt câu hỏi và liên tục yêu cầu báo cáo tình trạng công việc, thường xuyên hỏi những câu đã biết câu trả lời.

 

Những nhân viên đã từng làm việc với kiểu nhà quản lý như vậy, đều cho rằng ưu điểm lớn nhất chính là trình độ làm việc nâng cao và tư duy của họ một nhạy bén. Khắt khe từ người quản lý là điều dễ hiểu, và sự khó khăn đó không dành cho cá nhân, mà nhắm vào rèn luyện khả năng học hỏi và tiếp thu của chính bạn.

Phần lớn, trạng thái căng thẳng hầu như nảy sinh bởi những câu chuyện do chúng ta tạo ra. Cảm thấy khó khăn vì quy trình này, công việc không được tiến triển như ý muốn, đó là khi bản ngã của chúng ta trỗi dậy và tạo ra một câu chuyện như thế mình là nạn nhân, tìm kiếm lý do để biện minh cho hoàn cảnh. Lúc này, hãy sử dụng phương pháp “chỉnh sửa câu chuyện của bạn” bằng cách phản ánh và trích xuất các sự kiện thực tế, phân tích một cách khách quan nhất và đưa ra giải pháp phù hợp. Và nếu môi trường làm việc vẫn mang đến cho bạn cơ hội phát triển bản thân, thay vì kêu ca, hãy học cách thích ứng và hợp tác với cách quản lý này, bằng những mẹo làm việc rất đơn giản dưới đây. 

Nêu rõ mục tiêu bạn đề ra. Thể hiện mong muốn làm việc độc lập hơn và hỏi sếp liệu bạn sẽ phải cung cấp những gì để được làm việc độc lập.

Đặt câu hỏi để cập nhật yêu cầu thường xuyên của sếp, đừng chờ đến khi sếp yêu cầu. “Tôi có thể làm gì để cung cấp rõ ràng hơn trong công việc/dự án tôi đang thực hiện để giảm số lượng email/cuộc gọi hàng ngày? Tôi có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết nào để sếp có thông tin cần thiết để nắm bắt tình hình và đưa ra đường lối tiếp theo?”

Loại bỏ sự phán xét và tập trung vào cách bạn có thể giúp đỡ trong môi trường làm việc để tạo ra những kết quả tích cực và thành công. Hãy nghĩ rằng dù có khó khăn và không hoàn hảo trong tính cách, tất cả mọi người đều đang cố gắng làm tốt nhất công việc của mình.

Qauy trở lại câu chuyện của Telsa và Elon Musk, chính nhờ cách quản lý có phần khắc nghiệt đó đã khiến cho Telsa đạt sản lượng 5.000 chiếc Model  chỉ trong 1 tuần? Vậy vấn đề nằm ở người quản lý hay ở những nhân viên chỉ biết kêu ca?

Comment