Hiểu đúng về ung thư • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Hiểu đúng về ung thư

Ung thư đang là một nỗi ám ảnh với người dân Việt Nam. Theo dự báo, trong 5 năm tới, số lượng bệnh nhân ung thư sẽ tăng chóng mặt. Như một phản xạ, ai cũng sợ ung thư nhưng không phải ai cũng quan tâm đúng mức đến dự phòng và biết rằng ung thư là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Phát hiện bệnh sớm sẽ đồng nghĩa với tăng cơ hội được cứu sống.

Ung thư là gì?

Ung thư thực chất là quá trình tăng không kiểm soát của tế bào. Bình thường, mỗi cơ quan cần một lượng tế bào nhất định, khi các tế bào chết đi, chúng sẽ được thay thế thông qua quá trình phân chia tế bào. Các gen trong nhân tế bào sẽ chỉ đạo quá trình phân chia, phân chia như thế nào và tế bào ấy sẽ sống trong bao lâu. Nhưng do một lỗi nào đó, mã di truyền này có thể bị hư hại và dẫn đến sai sót trong quá trình đó. Sự sai sót này sẽ làm thay đổi cơ chế hoạt động của tế bào. Thay vì chết các tế bào vẫn sống và chỉ làm một chức năng duy nhất, “ăn” rồi “đẻ”. Đó là các tế bào ung thư.

123rf_21492125_high_resize

Để xem phiên bản báo in, vui lòng bấm vào đây!

>> Xem thêm: Trân trọng từng ngày được sống

Hẳn nhiên, các tế bào ung thư này cần dinh dưỡng để tồn tại và tiếp tục sinh sôi. Chúng sẽ kích thích sự tăng trưởng mạch máu để cung cấp dưỡng chất cho chúng. Ít người biết rằng, từ “ung thư” có nguồn gốc từ tiếng La tinh Cancri – có nghĩa là “cua”. Theo lý giải, sở dĩ họ chọn từ này là bởi khi nhìn các mạch máu lớn xung quanh một khối u trông giống những chiếc càng và chân của loài cua. Các tế bào ung thư phát triển rất nhanh và rất mất trật tự, chúng có thể chèn ép các bộ phận cơ thể và cuối cùng “ăn sống” cơ thể.

Quay trở lại quy trình sản xuất và tái sản xuất của tế bào bị lỗi. Có nhiều nguyên nhân cả trực tiếp lẫn gián tiếp dẫn đến quá trình lỗi này. Cho đến nay, ngoài gen BRCA1 và BRCA2 mà y khoa tìm ra với ung thư vú và ung thử phổi, các bệnh ung thư khác khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân từ gen đó là gì và ở đâu. Thế nhưng các cuộc nghiên cứu cho kết quả 95% ung thư do các yếu tố môi trường và chỉ 5% thủ phạm là gen gây ra.

Ung thư = chết?

Liệu có phải nhận được kết quả báo ung thư cũng đồng nghĩa lĩnh án tử? Ung thư quả thật rất nguy hiểm. Ở các nước phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 sau tim mạch trong khi đó, ở các nước đang phát triển ung thư đứng thứ 3 sau bệnh nhiễm trùng, kí sinh trùng và tim mạch. Nhưng chưa hẳn ung thư là vô phương cứu chữa. Các kết quả cho thấy, 1/3 có thể dự phòng được, 1/3 có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn sớm và 1/3 có thể kéo dài sự sống ở giai đoạn muộn. Ở các nước y tế phát triển, 50% bệnh nhân ung thư phát hiện sớm đã được chữa khỏi.

Vậy khi bị ung thư chỉ cần phẫu thuật cắt khối u là xong? Câu trả lời là, với ung thư ở giai đoạn phát hiện sớm phẫu thuật chỉ xử lý khâu đầu tiên để trả lại không gian cho bộ phận bị chèn ép và tạm thời để nó không lây lan hay “ăn” sang các bộ phận khác. Cần phải hiểu rằng, một khi bị ung thư cũng có nghĩa là cơ thể đang có một lỗi nào đó. Và ngay cả khi đã cắt những khối u, vẫn còn những hạch ung thư rất nhỏ, chúng sẽ lại lớn lên, lại sinh sôi, lại chèn ép, lại ăn sang các bộ phận khác.

cancer and eraser showing health or medical concept

Các kết quả cho thấy, 1/3 có thể dự phòng được, 1/3 có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn sớm và 1/3 có thể kéo dài sự sống ở giai đoạn muộn. Ở các nước y tế phát triển, 50% bệnh nhân ung thư phát hiện sớm đã được chữa khỏi.

Vậy làm thế nào để ngăn sự phát triển của chúng? Với Tây Y, sau khi cắt bỏ khối u kia, họ sẽ áp dụng xạ trị để tiêu diệt mô ung thư còn sót lại đồng thời hóa trị để loại bỏ những hạt u khắp cơ thể. Thực chất, đây là các chất độc để các tế bào ung thư vì “háu ăn” mà “ăn” và chết. Nhưng hóa trị cũng đồng nghĩa với những tác dụng phụ rất ghê gớm mà như nhiều người miêu tả thì nó còn đáng sợ hơn cả chết. Những con số từ cuốn sách Thoát khỏi ung thư cũng cho thấy có nhiều người chết vì độc tính của những đợt hóa trị trước khi chết vì ung thư.

Đông Y cũng có cách điều trị ung thư mà không sử dụng chất độc hại. Người ta tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thảo dược, chất dẫn thuốc đồng thời tăng cường khả năng chống oxy hóa, giảm thiểu các gốc tự do, chế độ ăn uống… để kiểm soát và chặn quá trình tăng sinh của các tế bào ung thư.

Cách điều trị nào cũng tồn tại ưu, nhược điểm. Cũng đừng vội có bệnh mà “vái tứ phương” vì cơ thể người bị ung thư vốn đã miễn dịch kém. Hãy lấy lại sự bình tĩnh, tìm hiểu thật kĩ và đối mặt với ung thư bằng một tinh thần lạc quan.

Phòng ngừa như thế nào?

Phòng còn hơn chữa và ung thư có thể phòng ngừa. Đặc biệt khi chúng ta đang sống trong một môi trường đầy nguy cơ dẫn đến ung thư vì thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường. Vẫn biết, trong điều kiện môi trường ô nhiễm và thực phẩm bẩn tràn lan, phòng ngừa không dễ. Nhưng có thể lưu ý một số điểm để góp phần nào bảo vệ bạn và người thân khỏi căn bệnh đáng sợ này:

  • Hãy tạo cho mình và người thân thói quen khám tổng quát định kì 1-2 lần/năm. Càng phát hiện sớm, cơ hội thoát khỏi ung thư càng cao.kham-suc-khoe-tong-quat2_resize
  • Loại khỏi căn bếp của bạn bột ngọt, bột nêm. Glutamat – thành phần của bột ngọt có liên quan chặt chẽ đến chuỗi thức ăn của tế bào ung thư.
  • Nói không với dầu ăn chiên thừa, chiên đi chiên lại. Hạn chế tối đa ăn đồ nướng cháy, thực phẩm biến đổi gen. Nên ăn các món luộc.
  • Lựa chọn thực phẩm ít nguy hại nhất có thể: ít dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, tạo nạc, chất bảo quản…
  • Nói không với rượu, bia và thuốc lá.
  • Bổ sung định kì chất chống oxy hóa mạnh như: CoenzymeQ10, alpha lipoic acid, vitamin E, omega 3-6-9.
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò và thay thế bằng thịt gà, cá.
  • Tăng cường vận động, rèn luyện cơ thể.

Bài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí NỮ DOANH NHÂN

Comment