Cơn đau tâm lý là gì và nó ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta thế nào? - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Cơn đau tâm lý là gì và nó ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta thế nào?

Thông thường, các triệu chứng về sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. 

Thường xuyên căng thẳng, lo lắng có thể dẫn đến căng cơ và đau nhức xương khớp, vai gáy. Những suy nghĩ lặp đi lặp lại liên quan đến lo lắng đôi khi có thể gây ra những thay đổi trong cách suy nghĩ và phản ứng cảm xúc. Và cơ thể của bạn cũng sẽ có những phản ứng vật lý với suy nghĩ và cảm xúc đó. Cổ và vai là một trong những vùng thường xuyên xuất hiện căng thẳng liên quan đến lo lắng nhất. Nhưng điều này không khó để khắc phục nếu biết điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và có một lịch trình điều độ. Có một số cách để giảm đau mỏi vai gáy và xương khớp, đồng thời kiểm soát các triệu chứng lo lắng nhằm giảm thiểu các tác động vật lý đến cơ thể.

Để lo lắng tinh thần không ảnh hưởng đến các cơn đau thể chất

Ảnh: Olya Kobruseva/Pexels

Mối liên hệ giữa lo lắng và căng thẳng cổ và vai 

Khi bạn gặp phải các triệu chứng lo lắng, cơ thể bạn cũng đang hoạt động một cách tiêu cực theo những cảm xúc bạn đang chịu đựng. Phản ứng căng thẳng tự nhiên đưa bạn vào trạng thái sẵn sàng, và điều này có thể kéo theo sự căng thẳng về tinh thần và thể chất. Khi nhận biết được mối đe dọa, cơ thể bạn sẽ bắt đầu nhiều thay đổi giúp bạn trở nên tỉnh táo và sẵn sàng đối mặt hoặc tránh khỏi mối đe dọa.

Thông thường, các cơ sẽ giải phóng căng thẳng sau khi tình huống nguy hiểm hoặc căng thẳng qua đi. Tuy nhiên, chứng rối loạn lo âu có thể gây ra cảm giác căng thẳng về tinh thần và thể chất kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày. Điều này có thể góp phần gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

Đau tâm lý là gì?

Tâm trí và cơ thể được liên kết theo những cách phức tạp và đa dạng. Đau tâm lý là cơn đau không có nguyên nhân trực tiếp về thể chất và thường đi kèm với sự khó chịu về tinh thần hoặc cảm xúc. Ví dụ, phản ứng căng thẳng dẫn đến thay đổi hormone và hệ thần kinh, làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Tương tự, căng cơ, đau nhức diễn ra một cách tự nhiên liên quan đến lo lắng khi cơ thể chuẩn bị đối mặt với mối nguy hiểm do những suy nghĩ căng thẳng gây ra.

Nếu bạn đang phải sống chung với chứng rối loạn lo âu, hãy thực hành một số các phương pháp sau đây nhằm giúp cơ thể kiểm soát căng thẳng và lo lắng, tránh để cơn đau hoành hành lên cơ thể.

Yoga

Yoga là một hoạt động thể chất kết hợp các động tác kéo giãn, tập trung và hít thở thiền định. Sự kết hợp này có thể hữu ích cho sức khỏe tinh thần của bạn, làm giảm căng thẳng, đau đớn trong cơ thể. Theo nghiên cứu, tập yoga, gym trong 16 tuần sẽ giúp những người tham gia suy giảm căng thẳng tinh thần và các triệu chứng lo lắng. Nó cũng giúp cải thiện cảm giác hạnh phúc của họ. Đặc biệt ở phụ nữ, những người tham gia vào bộ môn yoga cũng đã giảm thiểu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm sau 12 buổi tập đều đặn. Các buổi tập yoga không cần phải kéo dài lê thê. Điều quan trọng là tần suất đều đặn của các buổi tập.

Để lo lắng tinh thần không ảnh hưởng đến các cơn đau thể chất

Ảnh: Julia Mourão Missagia/Pexels

Luyện tập kết hợp xoa bóp

Các động tác giúp giảm đau nhức, căng cơ cổ đặc biệt hữu ích khi bạn ở trong tình huống không thể đứng dậy và di chuyển, chẳng hạn như khi bạn đang ngồi trong bàn làm việc. Để sử dụng các động tác kéo giãn cổ, vai, gáy nhằm giảm căng cơ, hãy thử các cách sau: Nhẹ nhàng nghiêng vai trái của bạn về phía vai phải. Bạn có thể thư giãn bằng cách đặt tay trái lên đầu bên phải và nhẹ nhàng kéo về phía ngược lại phía. Giữ trong 5 giây và lặp lại ở phía bên kia. Ngoài ra, bạn có thể nhẹ nhàng ngả đầu về phía trước và đếm đến 10. Hãy chú ý đến hơi thở của mình trong lúc luyện tập. Cố gắng hít thở sâu trong khi luyện tập để cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể, đồng thời cũng giúp làm dịu đi tâm trí của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể mát xa, xoa bóp cho vùng vai gáy đau nhức để ngăn chặn tình trạng căng cơ, đau cổ mà không cần phải lên lịch hẹn với chuyên gia nếu chưa cần thiết. Thay vào đó, bạn có thể tự xoa bóp bằng dầu hay sử dụng các thanh lăn xoa bóp giúp giảm căng thẳng lên vùng vai và cổ. Máy mát xa tay cũng là một lựa chọn tốt giúp bạn thư giãn tinh thần và phục hồi xương khớp khi không không có người bên cạnh giúp đỡ.

Vận động, di chuyển để khuây khỏa

Lo lắng lâu ngày có thể khiến cơ thể bạn ì ạch một chỗ và hiếm khi vận động. Cổ, vai, gáy là những bộ phận tưởng chừng như kiệt sức nhất đối với bạn lúc này. Nếu mệt, bạn có thể nghỉ ngơi một chút để lấy lại sức. Sau đó, thay vì đắm chìm bản thân mình trên chiếc giường cùng hàng tá món đồ ăn vặt không lành mạnh, hãy thử đi bộ xuống sảnh hoặc đi dạo quanh khu nhà. Vận động và thay đổi không khí có thể giúp làm dịu và thư giãn các cơ đang đau nhức của bạn.

Chườm ấm và tắm nước nóng

Nhiệt giúp lưu thông máu và làm mềm các mô cơ. Bạn có thể đặt một chiếc khăm mềm thấm nước ấm hoặc túi chườm nóng lên vùng vai đau mỏi của mình. Tuy nhiên, ban không nên để túi chườm quá lâu trên da. Bạn có thể chờ 20 phút, sau đó, chườm tiếp tục đợt 2 để hiệu quả rõ rệt hơn. Ngoài ra, tắm nước ấm có thể làm giãn cơ tương tự như chườm nóng. Để thư giãn hơn nữa, hãy thử nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, uống một món nước yêu thích trong khi đang ngâm mình trong chiếc bồn tắm ấm áp.

Để lo lắng tinh thần không ảnh hưởng đến các cơn đau thể chất

Ảnh: Anna Nekrashevich/Pexels

Điều trị lo lắng tận gốc

Chứng rối loạn lo âu là một tình trạng sức khỏe tinh thần có thể điều trị được. Có rất nhiều lựa chọn điều trị và nhiều người nhận thấy rằng sự kết hợp với các kỹ thuật sẽ phù hợp nhất với họ. Ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn tự nhiên để giảm lo lắng và bạn cũng có thể thấy chúng hữu ích trong việc giảm căng cơ, đau nhức cơ thể.

Phương pháp điều trị lo âu có thể bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu
  • Thuốc kê đơn từ bác sĩ
  • Một kế hoạch thể chất, ăn uống lành mạnh
  • Ngủ đủ giấc, thiền định hoặc tham gia vào các sở thích thư giãn

Tạp chí Nữ Doanh Nhân tổng hợp | Ảnh: Internet

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Comment