Bạn có đang làm việc một cách hối hả?

Bạn có đang làm việc một cách hối hả?

Sự bận rộn cho thấy bạn đang có một công việc phù hợp và đóng góp hữu ích cho tổ chức. Nhưng bận rộn đến mức công việc lúc nào cũng “ngập đầu”, đẩy bạn vào sự hối hả tất bật lại là một cảnh báo.

Làm việc hối hả có thực sự hiệu quả?

Văn hóa hối hả (Hustle Culture) là cụm từ dùng để chỉ thói quen tập trung quá mức vào công việc, làm nhiều nhất có thể để đạt được thành công. Nó tương đồng với những câu tạo động lực mà bạn đã quá quen thuộc như “No pain, no gain” hay “Hard work pays off”. Văn hóa này vốn được sử dụng từ đầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp muốn khuyến khích nhân viên cống hiến nhiều hơn. Qua đó tạo ra niềm tin cho người lao động về việc thành công trong sự nghiệp là mục tiêu mà ai cũng theo đuổi và nó được thể hiên bằng cách lao động miệt mài.

Có thể dễ dàng nhận thấy văn hóa làm việc này đã lan rộng đến mức nào thông qua mạng xã hội. Các chủ đề đề cập đến việc một nhân viên nào đó dành hàng chục giờ đồng hồ một ngày cho công việc, rồi chỉ ngủ 4-5 tiếng một ngày. Hay, “dậy sớm để thành công” cũng là một phần trong việc lan tỏa văn hóa hối hả này. Những chủ đề này vô tình tạo nên áp lực trong cộng đồng về thói quen làm việc bất chấp thời gian và sức khỏe.

Làm việc nhiều giờ, ngủ ít và uống nhiều caffeine không chắc tạo ra thành công cho bạn nhưng khả năng cao sẽ đẩy bạn đến nhanh với sự xuống cấp của sức khỏe. Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, văn hóa hối hả chính là nguồn cơn tạo nên sự lo lắng, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm. Và nó cũng đẩy nhanh quá trình “burn out” trong một bộ phận giới trẻ.

Năm 2022 tại Mỹ được gọi là “Cuộc từ chức vĩ đại” khi chứng kiến xu hướng bỏ việc gia tăng do căng thẳng của một ngày làm việc từ 9 giờ sáng hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Theo dữ liệu khảo sát về Cơ hội việc làm và Doanh thu lao động, có khoảng 50,5 triệu người đã bỏ việc vào năm 2022 tại Mỹ, vượt qua con số 47,8 triệu người vào năm 2021.

Trong khi tại Việt Nam, từ khóa “chữa lành” xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh sự trì trệ do ảnh hưởng kinh tế nói chung tại các doanh nghiệp, khởi nguồn cho “chữa lành” đến từ việc chán nản và áp lực trong công việc. 

Bạn có đang làm việc một cách hối hả?

Làm sao để “hối hả” đúng cách?

Văn hóa hối hả trở nên thiếu hiệu quả khi bạn làm việc quá sức, vội vã hoặc làm việc nhiều giờ không cần thiết mà không có khả năng dừng lại hoặc thoát khỏi. Các phong trào bỏ việc lặng lẽ chính là một phần trong hệ quả của hối hả không đúng cách, đặt ra yêu cầu cho các lãnh đạo và nhà quản lý phải theo dõi và điều chỉnh thói quen cho nhân sự trước khi quá muộn.

Cùng với doanh nghiệp, ngay chính cá nhân bạn cũng cần thay đổi phong cách làm việc của bản thân, giảm hối hả và tăng hạnh phúc trong công việc để có hiệu quả hơn bằng những cách sau:

1. Thay đổi suy nghĩ

Làm việc chăm chỉ là một điều tốt và khi đạt được kết quả, bạn sẽ đánh giá cao nó hơn sau khi đã đầu tư nhiều tâm sức vào đó. Tuy nhiên, hãy chắc rằng làm việc và vượt qua thử thách nên được gắn liền với hạnh phúc. Bắt đầu từ suy nghĩ của bản thân, đừng ép buộc chính mình tiếp tục làm việc nếu tinh thần không được tốt. Tránh nghĩ mọi công việc đều hối hả hoặc tiêu cực. Nắm bắt các cơ hội để làm những công việc có ý nghĩa, dấn thân và theo đuổi sự xuất sắc.

2. Làm việc hiệu quả và đặt ra ranh giới

Nếu bị áp lực bởi xu hướng làm việc quá mức, bạn có thể gặp cảm giác bản thân luôn bị tụt lại phía sau nếu không hoàn thành đủ công việc. Vậy thì cách tốt nhất chính là đảm bảo bạn làm việc hiệu quả và năng suất nhất có thể. Đặt thiết bị sang một bên để tránh bị phân tâm, tập trung xử lý các công việc còn dang dở.

Hãy chắc chắn rằng bạn đang ưu tiên và tập trung vào những gì quan trọng nhất. Nếu có những công việc khác xen vào, hãy giải thích khi nào bạn có thể giải quyết chúng hoặc yêu cầu sếp hỗ trợ trong việc cân bằng những gì họ muốn bạn làm trước tiên.

Bạn có đang làm việc một cách hối hả?

Ngoài ra, bạn có thể tăng năng suất khi sắp xếp luồng công việc dựa trên nhịp điệu của riêng bạn. Nếu bạn là người dậy sớm, hãy làm những công việc phức tạp hoặc đòi hỏi khắt khe hơn vào đầu ngày – và ngược lại.

Cố gắng nhóm các nhiệm vụ của bạn, đảm nhận công việc đòi hỏi sự tập trung theo từng phần và sau đó thực hiện nhiều nhiệm vụ mang tính phối hợp hoặc nặng về hậu cần trong khoảng thời gian riêng của chúng. Hãy nhớ nghỉ giải lao vì điều này có thể giúp bạn luôn tươi mới và hiệu quả hơn về tổng thể.

Cuối cùng, chia sẻ và thảo luận là cách hiệu quả để giúp giải quyết các công việc chung. Hãy cho mọi người biết khi nào bạn cần thời gian để tập trung và đâu là lúc có thể trao đổi. Tất cả những chiến lược này có thể giúp bạn làm được nhiều việc hơn trong thời gian bạn có và giảm nhu cầu làm việc nhiều giờ hơn với sản lượng ít hơn.

3. Giảm tính cầu toàn và trì hoãn

Hai thói quen có thể tạo ra sự hối hả không cần thiết là chủ nghĩa cầu toàn và sự trì hoãn, vì vậy hãy tìm cách giảm bớt hai thói quen này. Chủ nghĩa cầu toàn có thể khiến bạn làm việc quá sức, suy nghĩ quá mức hoặc bị ám ảnh, và đòi hỏi phải đầu tư nhiều giờ.

Thay vì sự hoàn hảo, hãy tập trung vào sự xuất sắc. Hãy chọn lọc xem nhiệm vụ nào đòi hỏi nỗ lực nhiều nhất và nhiệm vụ nào không. Hãy đặt trái tim của bạn vào những trách nhiệm có tác động cao nhất và biết khi nào đủ tốt là đủ. Nếu bạn là người cầu toàn, rất có thể kết quả mà bạn cho là kém lý tưởng vẫn sẽ cao hơn tiêu chuẩn thông thường.

Bạn có đang làm việc một cách hối hả?

Ngoài ra, hãy cố gắng hết sức để phá bỏ thói quen trì hoãn. Thông thường, khi bạn giải quyết một việc gì đó ngay lập tức, bạn có thể hoàn thành nó hiệu quả hơn vì nó vẫn còn mới mẻ trong tâm trí bạn. Mặt khác, khi trì hoãn mọi việc, bạn có thể phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành công việc. Nếu chưa thể giải quyết lập tức, hãy hẹn giờ trong 10 phút và bắt tay vào thực hiện dự án.

4. Tìm sự giúp đỡ

Khi cố gắng làm quá nhiều việc một mình, bạn sẽ làm trầm trọng thêm cảm giác thất vọng. Nếu bạn đang phải nỗ lực nửa đêm để hoàn thành một dự án, hãy nhờ đồng nghiệp giúp đỡ. Sẽ luôn có những thăng trầm trong công việc và khi bạn đang cố gắng hoàn thành thời hạn, việc cùng nhau thực hiện sẽ tạo ra khối lượng năng lượng to lớn để đạt kết quả.

Một trong những cái bẫy gây ra văn hóa hối hả là thiếu sự phối hợp và chia sẻ mục tiêu – vì vậy hãy làm cho mọi thứ trở nên tương hỗ về cách bạn phân công công việc và điều chỉnh nó cho phù hợp với sở thích và kỹ năng. Bạn sẽ không thể làm điều này một cách hoàn hảo mọi lúc, nhưng nó sẽ hữu ích khi bạn có thể.

Bạn có đang làm việc một cách hối hả?

Đảm nhận những công việc phù hợp với năng lực của mình hơn là ôm đồm mọi việc. Nếu bạn tự tin trong những nhiệm vụ đòi hỏi tư duy tổng thể hơn hãy yêu cầu đồng nghiệp có khả năng phân tích chi tiết chia sẻ các phần việc này. Hoặc nếu giỏi tạo nội dung nhưng lại kém trong việc định dạng và trình bày nội dung đó, hãy phân tách những trách nhiệm này dựa trên tài năng của đồng đội của bạn.

Sự hối hả có thể khiến bạn kiệt sức nếu không có cách xử lý công việc phù hợp và gắn liền với tình trạng sức khỏe của bản thân. Hãy hối hả đúng cách và có thể lựa chọn coi công việc là một phần quan trọng trong cuộc sống – nơi bạn có thể thể hiện tài năng của mình và đóng góp cho nhóm – điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy thỏa mãn. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự hối hả và tăng thêm niềm vui trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

Comment