Làm thế nào để duy trì sự lạc quan trong kinh doanh?

Làm thế nào để duy trì sự lạc quan trong kinh doanh?

Đừng chỉ trông chờ vào những thay đổi tích cực của nền kinh tế, trên tất cả, bản lĩnh của một nhà quản trị chính là tinh thần lạc quan trong kinh doanh, và phương thức truyền cảm hứng đến tất cả mọi người. Lạc quan chính là nền tảng của thái độ tích cực, là khả năng nhìn nhận giá trị của tất cả sự việc dù tốt hay xấu.

NDN_lac quan kinh doanh (3)

Giới kinh doanh vẫn còn nhắc đến câu chuyện của “ông tổ Mustang” Lee Iacocca, CEO của tập đoàn ô tô lớn thứ ba thế giới Chrysler. Năm 1978, Chrysler từng đứng trên bờ vực phá sản, nợ nần chồng chất. Lee Iacocca nhanh chóng thực hiện cải cách bằng việc cắt giảm nhân sự, bỏ thị trường thua lỗ, sản xuất những mẫu xe mới, tìm đến các khoản vay của Chính phủ, tự cắt giảm lương của mình. Năm 1983, Chrysler đã thoát khỏi khủng hoảng khi Lee thông báo đầy tự hào: “Chrysler đã vay tiền của Chính phủ và chúng tôi đã trả được rồi”.

Một trong những điều duy nhất có thể kiểm soát trên thương trường chính là thái độ cá nhân đối với những trở ngại không thể tránh khỏi. Một nhà quản trị càng lạc quan và tích cực bao nhiêu thì sẽ càng bình tĩnh và sáng tạo bấy nhiêu trong tư duy giải quyết vấn đề dù là trong kinh doanh lẫn cuộc sống.

Lạc quan nhưng không liều lĩnh

Có một ranh giới rất nhỏ giữa sự lạc quan và liều lĩnh. Những suy nghĩ lạc quan nhưng chệch hướng sẽ chỉ khiến cho đoàn tàu doanh nghiệp đi xa hơn con đường nó cần phải đi. Thay vì “nhắm mắt làm liều”, hãy thử học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ người đi trước, hay từ chính những thất bai đã từng gặp trong quá khứ. Hãy từ bỏ những chiến lược đã quá lỗi thời, những hạn chế trong việc quản lý đã tồn tại quá lâu, tận dụng lợi thế vốn có để bắt nhịp với những đòi hỏi mới của thị trường. Một trong những bài học chung của các nhà lãnh đạo, sự thành công chỉ đơn thuần là một quá trình loại bỏ, lặp đi lặp lại thất bại và quá trình liên tục thử nghiệm cho đến khi tìm ra con đường phát triển thích hợp.

Tôn trọng đội ngũ nhân viên                            

Nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi cố giấu những thông tin bất lợi với đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, sự giấu diếm ấy chỉ khiến họ cảm thấy thiếu tôn trọng, hoang mang, thậm chí tự suy diễn những thông tin sai lệch. Thay vào đó, hãy trấn an sự “khủng hoảng” của nhân viên bằng những thông tin có thể công bố và trong tầm kiểm soát. Hãy tạo ra những buổi nói chuyện thẳng thắn để chia sẻ những khó khăn khách quan và chủ quan, những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Sự chia sẻ đúng lúc, đúng thời điểm luôn mang lại những giá trị không ngờ, xóa bỏ sự xa cách giữa lãnh đạo và nhân viên.

NDN-lac quan kinh doanh

“Sự chia sẻ đúng lúc, đúng thời điểm luôn mang lại những giá trị không ngờ.”

***

Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Ở khía cạnh nhân lực, khi gặp khó khăn, một doanh nghiệp thường phải đối mặt với hai trường hợp: Những người có năng lực sẽ ra đi tìm cơ hội mới, những người ở lại sẽ lo lắng cho tương lai bản thân. Cảm giác an toàn là điều cần thiết. Hãy đưa ra những cam kết về quyền lợi, xây dựng lòng tin bằng cách thực hiện ngay những cam kết đó trong điều kiện cho phép. Đồng thời, xây dựng một đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, đóng vai trò như “hạt giống” giúp lan truyền những giá trị cốt lõi. Đội ngũ nhân viên tinh nhuệ này cũng sẽ giúp theo sát từng cá nhân, nắm vững điểm mạnh và điểm yếu, từ đó phát huy tốt nhất năng lực của từng người.

Về cá nhân, người lãnh đạo không thể giữ mãi sự lạc quan nếu xung quanh chỉ toàn điều tiêu cực. Một liệu pháp tâm lý đơn giản để nuôi dưỡng tinh thần lạc quan: Mỗi ngày viết ra ba điều mà bản thân cảm thấy biết ơn. Phương pháp này sẽ tạo cho não bộ thói quen tìm kiếm những khía cạnh tích cực trong cuộc sống.

Sử dụng phương thức khích lệ

Cơ hội tái thiết và con đường phát triển mới cho doanh nghiệp đôi khi nằm ở chính những nhân viên của bạn. Thay vì để tư tưởng “làm công ăn lương” luôn tồn tại, hãy để nhân viên tự nhìn nhận vai trò của mình, và phân tích những kết quả tác động lên chính họ nếu doanh nghiệp thay đổi. Bên cạnh đó, hãy kêu gọi nhân viên đưa ra các ý tưởng để đổi mới và phát triển, cho họ được chứng minh năng lực và khả năng thành công. Đôi khi những góp ý của nhân viên sẽ là thiết thực nhất vì họ luôn bám sát và phân tích mảng công việc mà mình được giao.

NDN_lac quan kinh doanh_resize

“Những cơ hội lớn thường được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề tưởng chừng không thể giải quyết”

logo 4

biz how to

Bài viết độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhânlogo 1

Có thể bạn quan tâm:

Những bí mật các triệu phú tự lập dạy con mình

Ứng phó với các thắc mắc của khách hàng

Comment