5 cách để đối phó với tình trạng trì hoãn trong công việc • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

5 cách để đối phó với tình trạng trì hoãn trong công việc

Trì hoãn trong công việc là tình trạng rất dễ gặp ở các nhân viên văn phòng, và một khi bạn đã “mắc phải” tình trạng này thì sẽ rất khó để bạn tiếp tục khối công việc ấy với nhiều năng lượng và hiệu quả. Vậy làm cách nào để không bị thói quen đáng ghét ấy giữ chân bạn trong công việc?

Lý do mà hầu như các nhân viên thường trì hoãn việc không phải do lười biếng hay không biết sắp xếp việc sao cho phù hợp, mà là do tại thời điểm đó họ chưa-có-hứng để làm. Trong lúc mood đang “đi lạc” đâu đó, thì bạn xao nhãng bản thân với những công việc khác như check email, dọn dẹp bàn làm việc, tán dóc với đồng nghiệp hay lướt web,…Và rồi sau khi bạn đã có được mood, điều hiển nhiên thường gặp phải là bạn sẽ bắt đầu tự trách bản thân đã để phí quá nhiều thời gian dẫn đến mọi việc gấp gáp hơn khi deadline tới gần và kết quả thì không được đảm bảo. Nếu bạn đang thường xuyên mắc phải tình trạng này thì hãy tham khảo ngay 5 cách dưới đây để giúp bạn đối phó được với tình trạng “đáng ghét” ấy nhé!

Illustration by Daria

1Tìm ra lý do dẫn đến việc trì hoãn

Mỗi khi bạn đang mất hết hứng thú để làm việc, thì trong đầu sẽ xuất hiện rất nhiều những “cám dỗ” khác khiến bạn xao nhãng công việc hiện tại. “Cám dỗ” ấy đôi lúc chỉ đơn giản như bạn cần nghỉ ngơi thư giãn, hoặc bạn đang muốn ăn uống gì cho vui miệng. Nhưng cũng có khi bạn bỗng nhiên cảm thấy nặng nề vì khối lượng công việc quá tải, bạn không hài lòng với công việc lúc này…Có đến hàng trăm lý do khác sẽ đến và cố gắng ngăn không cho bạn hoàn thành công việc tại thời điểm đó. Vậy nên việc đầu tiên nhất mà bạn cần phải làm, đó là hít một hơi thật sâu, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trì hoãn công việc, hãy cân nhắc thật kĩ liệu lý do đó có đáng để bạn phí hoài thêm thời gian hay không? Đây là một trong những cách hiệu quả nhất giúp bạn hoàn thành được công việc đúng deadline và hiệu quả hơn.

2Hãy bắt tay vô làm ngay!

Để bắt đầu làm một việc gì đó, đôi khi sẽ khá khó khăn cho bạn, ngay cả khi đó là việc mà bạn rất yêu thích. Tuy nhiên, một khi bạn đã quyết tâm bắt tay vô làm những bước đầu tiên của công việc, thì chắc chắn mood của bạn cũng sẽ từ đó mà lên dần. Bạn sẽ gần như ngay lập tức cảm thấy hứng thú hơn với công việc và nhanh chóng hoàn thành chúng. Nếu bạn chỉ chăm chăm nhìn vào những khó khăn của khối công việc đó thì chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ thực hiện được chúng ngay hiện tại, trì hoãn là điều bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên. Vì vậy, cho dù khối lượng công việc có “khủng” cỡ nào và nhiều khó khăn ra sao hãy cứ bắt tay vô làm ngay, và rồi chính bạn sẽ bất ngờ với bản thân mình vì mood cứ lên vùn vụt và công việc thì hẳn nhiên, được hoàn thành!

3Đừng bị “hoảng” trước khối lượng công việc

Những lúc nhận được dự án mới, bạn thường bị “khớp” bởi khối lượng công việc quá tải và bạn thì không biết phải bắt đầu từ đâu. Những áp lực đó khiến bạn dễ dàng trì hoãn nhiều đầu công việc và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Chính vì vậy bạn hãy bình tĩnh hơn, đừng tự khiến bản thân căng thẳng vì những việc trước mắt. Điều bạn cần làm để tránh tình trạng trì hoãn ngay lúc này đó là chia nhỏ các đầu công việc. Hãy xem xét trong dự án được giao, bạn có thể hoàn thành những công việc nào trước, cứ như vậy bạn sẽ dần giải quyết được khối lượng lớn công việc vừa được giao. Từng bước một, bằng cách thực hiện những công việc nhỏ nhỏ dần, bạn sẽ không còn áp lực trước những khối việc quá tải trước mắt.

Đọc thêm: Phải làm gì khi phạm sai lầm lớn trong công việc

4Chọn không gian làm việc phù hợp

Không gian làm việc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý làm việc của bạn. Mặc dù bạn đang cố gắng tập trung làm việc, tuy nhiên môi trường xung quanh ồn ào và phức tạp cũng sẽ khiến bạn dễ bị xao lãng và trì hoãn công việc hiện tại. Vì vậy, để hoàn toàn tập trung vào mục tiêu hoàn thành việc, bạn cần tránh xa những nơi ồn ào, hạn chế các thiết bị giải trí (như TV, điện thoại, máy nghe nhạc…), không nên tán gẫu với bạn bè trong thời gian cần tập trung. Cách này đôi khi không áp dụng được cho tất cả mọi người, nhưng bạn nên tập cho mình thói quen xây dựng được môi trường làm việc phù hợp với bản thân mình, từ đó bạn sẽ đẩy lùi được sự trì hoãn “đáng ghét” kia.

5Hãy tập trung vào kết quả công việc

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không muốn tiếp tục các công việc đang còn dang dở, hãy nghĩ ngay đến cảm giác vui sướng khi bạn hoàn thành xong hết tất cả mọi thứ. Kết quả là mục tiêu cuối cùng chúng ta đều hướng tới, cảm giác nhẹ nhõm, thư giãn và thoải mái sau khi hoàn thành là điều mà bất kì nhân viên nào cũng mong muốn có được. Vì vậy bạn hãy lấy đó làm động lực mỗi khi cảm thấy tụt mood và đang có ý định trì hoãn những việc đang làm.

Chìa khóa để “đánh bại” được sự trì hoãn trong công việc là khi bạn nhận ra được chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bạn. Vì vậy, hãy ứng dụng ngay những bí kíp trên để bạn có thể làm chủ được suy nghĩ của mình, giúp chúng trở nên tích cực hơn và từ đó đạt được hiệu quả tốt nhát trong công việc.

Comment