Đó là lời tâm sự của bác sĩ Đỗ Quang Minh, Trưởng khoa Niệu Bệnh viện FV. Ông chia sẻ: “Bạn sẽ không thể nào hiểu được cái cảm giác khó chịu đến tột cùng của những bệnh nhân bị bí tiểu, tiểu gắt lâu năm, tiểu ra máu đau đớn và chán nản đến mức chỉ muốn chết cho xong. Tôi quyết không để bệnh nhân của mình, những người thân thuộc xung quanh mình phải chịu đựng một cuộc sống kém chất lượng như vậy”.
PPhải làm bác sĩ
QUẢNG NGÃI, HÈ NĂM 1984
Cậu bé Đỗ Quang Minh, 12 tuổi, sau một buổi chiều chạy chơi ngoài bờ biển cùng lũ bạn về nhà, chợt thấy trước cổng nhà ông Hai trong xóm có nhiều người tất bật. Tiếng than khóc trong nhà vọng ra nghe thê lương.
Minh vội lách người vào trong và thấy ông Hai nằm bất động trên giường, vợ con ông ngồi xung quanh khóc gọi tên. Người ta kháo nhau: Ông Hai bị vỡ bụng mà chết. Ông Hai năm đó 72 tuổi, là một ngư dân dày dạn kinh nghiệm đi biển. Ông là một người tốt bụng và hiền hòa, mỗi lần đi biển về ông đều chia cá cho bà con xóm giềng thân thiết. Minh cũng hay sang nhà ông chơi với các cháu của ông. Khoảng 1 năm trước đó, ông Hai thường xuyên than đau bụng, bỏ ăn và đi lúc nào cũng ôm bụng, khòm lưng xuống cho bớt đau. Minh nghe con gái ông kể với ba cậu là ông Hai có cục sỏi ở bàng quang lớn lắm, nó là mông đau đớn và không đi tiểu được, có khi cả ngày ông mới tiểu được một ít và thường tiểu ra máu. Ông đã được người nhà đưa đi bác sĩ để chữa nhưng tình trạng cứ tái đi tái lại, thỉnh thoảng ông còn sốt li bì hết mấy ngày.
Một thời gian sau, Minh thấy ông Hai nằm liệt trên giường, bụng càng ngày càng to. Cuối cùng ông mất vì suy thận. Ông ra đi trong tình trạng bị bệnh tật hành hạ đau đớn, khó chịu đến giây phút cuối cùng.
Nhìn thi hài ông Hai gầy gò, bụng trướng to, Quang Minh quyết tâm: “Lớn lên mình nhất định sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người bớt đau đớn”.
TP.HCM, THÁNG 8/2016
Bệnh nhân N.N.P, 75 tuổi, được con gái đưa đến Bệnh viện FV để khám trong tình trạng viêm thận do nhiễm trùng ngược dòng, hậu quả của tình trạng sỏi bàng quang lâu năm.
Được biết ông P. bị sỏi bàng quang đã gần 5 năm. Ông đi tiểu rất khó khăn, đau đớn và thường xuyên tiểu ra máu. Bệnh tật kéo dài khiến ông P. chán ăn, sức khỏe yếu dần. Phương pháp điều trị tốt nhất cho ông P. là phẫu thuật loại bỏ sỏi nhưng do ông tuổi cao lại có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường nên không nơi nào đồng ý phẫu thuật cho ông. Ông P. phải “ôm” cục sỏi chịu đựng suốt một thời gian dài.
“Ba tôi đến FV với hy vọng tìm được cơ hội cuối cùng điều trị bệnh cho mình. Ông bảo: Nếu FV mà cũng từ chối thì ông kiếm cách chết cho xong vì bệnh tật như vậy sống có sung sướng gì”, chị N.T, con gái ông P. kể.
Người tiếp nhận ông P. là Bác sĩ Đỗ Quang Minh, cũng chính là cậu bé Minh năm xưa.
Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh của ông P., bác sĩ Minh hội chẩn ngay với các bác sĩ của những chuyên khoa khác để lập phác đồ điều trị bệnh cho ông.
“Nhìn ông P., tôi lại nhớ đến ông Hai hàng xóm của mình năm xưa. Ông Hai vì không được điều trị bệnh lý sỏi bàng quang tốt đã dẫn đến suy thận, không có tiền chạy thận, ghép thận mà qua đời trong đau đớn. Tôi quyết không để bệnh nhân của mình rơi vào tình trạng đó, tôi phải điều trị tận gốc căn bệnh của ông P. Do bệnh nhân bị suy kiệt, nhiễm trùng đường tiểu kèm theo những bệnh lý phức tạp khác nên tôi và các bác sĩ quyết định sẽ điều trị cho ông P. ổn định sức khỏe trước rồi sẽ dùng phương pháp nội soi để loại bỏ sỏi trong bàng quang, ống niệu đại của ông. Tôi chọn phương pháp nội soi vì so với mổ hở phương pháp nội soi sẽ giúp hạn chế biến chứng và rút ngắn thời gian nằm viện. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng với bệnh nhân cao tuổi”, bác sĩ Minh cho biết.
_________________________________________________________________
“Tôi muốn được làm việc trong mộ tmôi trường tiêu chuẩn chất lượng cao ở từng mọi khâu một và song hành cùng với một đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp chữa lành cho nhiều bệnh nhân bị mắc các bệnh lý tiếtniệu, đặc biệt là lĩnh vực Ung thư Tiết Niệu. Đây là lĩnh vực mà tôi tâm đắc nhất.”
_________________________________________________________________
Sau một tuần lưu lại bệnh viện để ổn định tình trạng sức khỏe, ông P. được bác sĩ Minh tiến hành tán sỏi niệu quản qua nội soi niệu quản ngược dòng bằng laser. Đây là một bước đột phá công nghệ trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi tiết niệu. Phương pháp này đã dần thay thế hầu hết phương pháp điều trị khác như mổ mở, mổ nội soi sau phúc mạc.
Năm ngày sau ca mổ, ông P. xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh. Ông tếu táo khoe: “Bây giờ đi tiểu ro ro à! Sung sướng lắm! Cảm ơn bác sĩ nhiều lắm”.
Muốn trả lại cuộc sống chất lượng cho bệnh nhân
Nhớ lại hành trình từ cậu bé miền quê Quảng Ngãi đến vai trò Trưởng khoa Niệu, bác sĩ Minh kể: “Sau khi tốt nghiệp Đại học Y dược Tp.HCM chuyên ngành Đa khoa thực hành tổng quát vào năm 1996, tôi quay trở về Quảng Ngãi trong vai trò bác sĩ Niệu khoa. Tôi chọn ngành Niệu vì vào thời đó có rất ít bác sĩ Niệu vì đây là một ngành phức tạp, bác sĩ chuyên ngành này phải thông thuộc cả nội khoa lẫn ngoại khoa. Không chỉ vậy, các trang thiết bị, dụng cụ y khoa và cả kỹ thuật điều trị các bệnh lý Niệu khoa thờiđó cũng chưa phát triển. Những người dân bị bệnh lý Niệu khoa ở quê tôi ít khi được điều trị đúng bệnh, đúng cách. Có những người chịu đựng bệnh són tiểu hơn 20 năm trời hoặc có người ômcục sỏi bàng quang mà không có cách chữa trị. Tôi quyết định theo chuyên ngành này một phần thích khám phá, thích tìm hiểu và quan trọng hơn cả là muốn góp phần chữa trị cho những người dân quê mình, để họ có cuộc sống tốt hơn”, bác sĩ Minh chia sẻ.
Làm việc 5 năm tại bệnh viện tỉnh nhà, bác sĩ Minh quyết định trở lại TP.HCM học thêm để nâng cao tay nghề. Năm 2004, bác sĩ Quang Minh nhận bằng thạc sĩ Niệu khoa của Đại họcY dược TP.HCM. Rồi ông quay về quê hương Quảng Ngãi phục vụ thêm 1 năm.
Đến 2006, ông bắt đầu làm tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM và gắn bó với nơi đó 10 năm. Suốt thời gian công tác tại Chợ Rẫy, bác sĩ Minh luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân đánh giá cao về nhiệt huyết, tinh thần ham học hỏi, tận tâm và sự chuyên nghiệp trong từng quyết định y khoa của mình.
Chia sẻ về vai trò tân trưởng khoa của mình, bác sĩ Minh cho biết: “Tôi cảm thấy rất vinh hạnh được Ban giám đốc Bệnh viện FV giao trọng trách mới. Một trong những lý do tôi chọn FV là vì tôi muốn được làm việc trong một môi trường tiêu chuẩn chất lượng cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp chữa lành cho nhiều bệnh nhân bị mắc các bệnh lý tiết niệu, đặc biệt là lĩnh vực Ung thư Tiết Niệu. Đây là lĩnh vực mà tôi tâm đắc nhất”.
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh viện FV và Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore kỷ niệm 10 năm hợp tác