“Săn” nhân viên giỏi trên mặt trận trí tuệ cảm xúc • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

“Săn” nhân viên giỏi trên mặt trận trí tuệ cảm xúc

Ngày xưa, khái niệm IQ đã “thống trị” khá lâu trong quan niệm về thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người. Bên cạnh đó, đây cũng là yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp tìm kiếm ứng viên tiềm năng có kinh nghiệm và năng lực làm việc để mang đến giá trị cho doanh nghiệp đó. Nhưng ngày nay, khi mà xã hội phát triển, khoa học nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, người ta xác định rằng, IQ không còn là thước đo duy nhất để đánh giá năng lực của người nhân viên mà bên cạnh đó, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ). 

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Khi định nghĩa “trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – viết tắt là EQ), tạp chí Psychology Today cho rằng trí tuệ cảm xúc là “khả năng nhận diện và kiểm soát cảm xúc của chính mình và của người khác”. Theo nghĩa thiết thực hơn, đó là khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình và luôn kiểm soát được nó, cũng như biết đồng cảm với người khác và hiểu được cảm xúc của họ sẽ tác động đến công việc của họ như thế nào. NDN_San nhan vien gioi tren mat tran tri tue cam xuc_02

Những người giàu trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện cảm xúc của mình và có khả năng điều khiển nó phù hợp với hoàn cảnh. Khả năng thích nghi của họ cho phép họ giải quyết sự việc trong mọi hoàn cảnh tốt hơn. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí.

Cuộc chiến giữa IQ và EQ

IQ theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy. Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm IQ, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người.NDN_San nhan vien gioi tren mat tran tri tue cam xuc_5
Trí thông minh (Intelligence) được đo bằng hệ số IQ – Intelligence Quotient. IQ đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể.

Thực tiễn cho thấy: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

NDN_San nhan vien gioi tren mat tran tri tue cam xuc_3

Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác hay của một nhóm người.

Trong một thời gian dài người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn. Cuối cùng, những người nghiên cứu khẳng định rằng chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta.

NDN_San nhan vien gioi tren mat tran tri tue cam xuc_7

IQ + EQ = Thành Công

————————–

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

————————–

Săn lùng” nhân viên có EQ cao

Trong khi chỉ số thông minh ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh cảm xúc có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào. Để thành công trong môi trường làm việc, ông Daniel Goleman – người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm: năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội.

NDN_San nhan vien gioi tren mat tran tri tue cam xuc_4

Năng lực tự nhận biết cảm xúc bản thân giúp chúng ta hiểu rõ cảm xúc hiện tại của mình và giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Biết tự đánh giá bản thân còn giúp chúng ta hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình, giúp chúng ta can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận, và dám một mình theo đuổi cái đúng. Trong khi đó, năng lực tự điều chỉnh giúp chúng ta kềm giữ mọi cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất.

Đối với những người có năng lực tạo động lực, họ thường xem kết quả của công việc là thước đo cuối cùng cho sự thành bại. Chính vì thế họ luôn cố gắng phát triển bản thân và mong muốn vượt qua hay ít nhất đạt được những tiêu chuẩn hoàn hảo. Những cá nhân này luôn tìm thấy mục tiêu của bản thân trong mục tiêu của tập thể. Họ luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định. 

————————–

Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội. Quả thật EQ là chỉ số thể hiện rằng nhân viên có thể hòa hợp với văn hóa công ty và khả năng dùng thế mạnh chuyên môn của mình đóng góp cho doanh nghiệp hay không.

Trong thời đại hiện nay, trí tuệ cảm xúc càng có tầm quan trọng cao hơn, những tổ chức hay doanh nghiệp toàn cầu càng có sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa các cá thể bên trong, cũng như mối quan hệ bên ngoài. EQ sẽ được thực hành thông qua cách lắng nghe, bình tĩnh trước những rắc rối, giúp đỡ đồng nghiệp, kết nối và hiểu khách hàng…NDN_San nhan vien gioi tren mat tran tri tue cam xuc_6

Theo entrepreneur.com, 5 câu hỏi có thể giúp Doanh nghiệp nhìn ra được mức độ EQ của ứng viên tiềm năng hoặc nhân viên của mình:

  • Ai là người truyền cảm hứng cho bạn?
  • Nếu bạn mở một công ty vào ngày mai thì 3 giá trị cốt lõi nhất của công ty đó là gì?
  • Bạn có xây dựng được mối quan hệ lâu bền nào ở công ty trước đây chưa?
  • Bạn cảm thấy bản thân còn kỹ năng gì thiếu khuyết hoặc chưa tốt?
  • Bạn có thể dạy tôi về điều gì mà bạn cho là tôi chưa bao giờ biết tới không? (Bất cứ điều gì: kỹ năng, bài học kinh nghiệm hoặc câu đố nào đó)

 Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm: 

10 kĩ năng truyền đạt cần có của doanh nhân

5 bí quyết hoàn thiện môi trường làm việc

 

Comment