“Căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với làn da của bạn”. Thông điệp này ai cũng biết nhưng để hiểu rõ nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào thì chắc chắn bạn vẫn còn đang băn khoăn.
Trong cuộc sống stress, căng thẳng, áp lực, mệt mỏi,… và còn rất nhiều thứ đè nặng lên chúng ta. Ngoài bộ não phải suy nghĩ thật nhiều để giải quyết vấn đề thì da chính là một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên. Nhất là đối với phụ nữ, việc bảo vệ một làn da khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó trước tiên bạn hãy điểm qua những tác hại mà căng thẳng đã mang đến cho làn da của bạn.
1Nguyên nhân hàng đầu của mụn
Mụn là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, mụn cũng có nhiều nguyên nhân như do cơ địa, thói quen ăn uống, sinh hoạt, thức khuya và căng thẳng cũng là một trong số đó. Mụn mọc ở khắp mọi nơi trên gương mặt nhưng nếu một ngày bạn phát hiện trên cằm có những nốt mụn thì chứng tỏ bạn đang bị chứng rối loạn hormone do căng thẳng gây ra.
Trong trường hợp này bạn hãy dành thời gian thư giãn, giải tỏa stress cho cơ thể, hạn chế chống tay lên cằm. Bên cạnh đó hãy bổ sung nước và omega-3 cho cơ thể. Nếu tình trạng mụn vẫn kéo dài hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe chi tiết hơn.
2Giảm cấp độ tế bào gây lão hóa da
Không chỉ ảnh hưởng đến bề mặt làn da, căng thẳng còn ảnh hưởng đến cấp độ tế bào telomere. Đây là tế bào bảo vệ ở đầu mỗi ADN. Da của bạn được cấu tạo bởi ba lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Nếu căng thẳng kéo dài thì các telomere này sẽ rút ngắn lại gây tổn thương tế bào, mất đi sự đàn hồi và gây lão hóa da đối với phụ nữ.
Nhiều người lầm tưởng lão hóa da chỉ xảy ra với những người trên 25 tuổi nhưng với những ai bị căng thẳng thường xuyên thì đó vẫn là vấn đề chung.
3Không cần tới mùa đông da vẫn khô
Khi thấy da có tình trạng bị khô, bong tróc nhiều người thường nghĩ cơ thể đang bị thiếu nước và liên tục bổ sung nước. Đó là một lý do, lý do khác có thể đến từ việc căng thẳng của cơ thể. Làn da của bạn luôn có độ ẩm tự nhiên để luôn được mềm mại. Nhưng nếu bị căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ ngăn chặn việc sản xuất axit hyaluronic khiến độ ẩm tự nhiên của da không được cung cấp. Khi cơ thể cạn kiệt nguồn dự trữ độ ẩm cho da thì tình trạng da khô, đỏ và bong tróc hay thậm chí là xỉn màu.
Sử dụng những loại kem có các thành phần như axit hyaluronic và ceramides sẽ là giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
4Hình dạng khuôn mặt bị thay đổi
Khi căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra hai chất hormone và cortisol. Đây là hai kẻ thù nguy hiểm nhất của làn da, nó chống lại collagen để phá vỡ các mô liên kết giữ cho làn da săn chắc và căng bóng. Không chỉ dừng lại ở đó, việc căng thẳng hay áp lực quá mức đôi khi khiến gương mặt bạn có những biểu cảm như: nhíu mày thường xuyên sẽ tạo những nếp nhăn nơi khóe mắt; hay là việc siết chặt quai hàm thường xuyên dẫn đến sự biến đổi hình dạng khuôn mặt trở nên gồ ghề, góc cạnh trông vuông hơn chẳng hạn.
Căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống nhưng hãy hạn chế những cảm xúc tiêu cực cũng như những thói quen nhíu mặt, nhăn mày hay là ghì chặt quai hàm.
5Làm trì hoãn quá trình lành vết thương ở da
Thật không may nếu như trong quá trình lành bệnh bạn bị stress, vết thương sẽ lâu lành hơn một người có tinh thần thoải mái. Lý giải cho vấn đề này chính là quá trình căng thẳng kéo dài đã làm suy giảm chức năng của lớp rào cản, lớp bảo vệ bên ngoài của làn da khiến vết thương lâu lành hơn. Vì vậy, dù một vết xước nhỏ cũng có thể rất khó lành nếu như bản thân người đó đang có áp lực trong cuộc sống.
Không riêng gì làn da mà bất cứ một căn bệnh nào cũng vậy, khi tâm thế không ổn thì quá trình điều trị chắc chắn sẽ khó hơn, lâu hơn. Hãy cố gắng tạo động lực cho bản thân và cả những người thân của bạn để những vết thương mau lành hơn.
Chúc bạn có một làn da khỏe mạnh hơn mỗi ngày!
Đọc thêm: