Với chủ đề Cách mạng Công nghiệp 4.0: Con người sẽ là chìa khóa của thành công và năng lực cạnh tranh, đây là năm thứ sáu hội thảo STEMCON Vietnam quy tụ các lãnh đạo và đại diện cơ quan chính phủ để tiếp tục xây dựng vị thế của Việt Nam trong khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
HHội nghị năm nay diễn ra trong hai ngày với các phiên trao đổi toàn thể, thảo luận giữa các diễn giả, đại diện của các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, các hoạt động trưng bày sản phẩm công nghệ. Gần 500 doanh nghiệp, trường ĐH trong và ngoài nước, cơ quan quản lý đã tham dự Hội nghị Stemcon 2018, nhằm trao đổi kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển dịch số hóa, trí tuệ nhân tạo, tư duy đổi mới và tinh thần doanh nhân ở lực lượng lao động.
Hội nghị Stemcon là nơi để doanh nghiệp và nhà trường gặp gỡ, lắng nghe, cập nhập xu hướng công nghệ và kết nối nguồn lao động với thị trường nhân sự. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các trường điều chỉnh chương trình giảng dạy, tối đa hóa cơ hội việc làm, giảm chi phí tái đào tạo cho các doanh nghiệp. Các chủ đề của Hội nghị bao gồm xu hướng chuyển dịch sang số hóa, phát triển tư duy doanh nhân, chuẩn bị cho học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông trước khi theo đuổi khối ngành Stem ở bậc ĐH và quan hệ đối tác công tư.
Stemcon là cơ hội để giúp Việt Nam thích ứng với các xu hướng mới, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể là giúp sinh viên khối ngành kỹ thuật hứng thú với các môn học, hỗ trợ các trường ĐH xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp cho sinh viên từ lúc đào tạo cho đến lúc tham gia lực lượng lao động. Với trọng tâm đặt vào việc đào tạo thế hệ các kỹ sư tiếp theo của Việt Nam có khả năng sử dụng và phát triển các sản phẩm công nghệ hiện đại, và với các hoạt động đào tạo và hỗ trợ của các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục Hoa Kỳ, việc giảng dạy khối ngành Stem đang cho ra trường các lớp sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu công nghệ ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp đối tác trong khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Dự án BUILD-IT bao gồm 13 đối tác là các doanh nghiệp công nghệ cao, 11 trường ĐH Việt Nam và với sự hỗ trợ của Bộ GD – ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương Việt Nam. Các mục tiêu của BUILD-IT bao gồm: gắn kết giáo dục kỹ thuật và công nghệ với nhu cầu và năng lực của các doanh nghiệp, xây dựng các kỹ năng lãnh đạo chiến lược nhằm thúc đẩy tính tự chủ của các trường ĐH, các chương trình đào tạo và công tác giảng dạy, thiết lập các quan hệ đối tác công – tư chính thức và lâu dài. Thông qua dự án, đã có hơn 12.000 sinh viên được tham gia các Hội nghị, cuộc thi, thụ hưởng các chương trình giảng dạy được các doanh nghiệp bảo trợ và có cơ hội tham gia các hoạt động học tập mang tính ứng dụng. Hơn 1000 giảng viên khối ngành kỹ thuật của Việt Nam đã được tham gia các khóa đào tạo nâng cao tại ASU, cơ sở Tempe, bang Arizona. Bên cạnh đó là, dự án đã nhận được sự đóng góp bằng hiện vật và hiện kim với giá trị khoảng US$120 triệu từ năm 2010 đến từ: Intel, Siemens, Tektronix, Oracle, Amazon, e-Silicon, Autodesk, Microsoft, SHTP, Pearson Education, Wiley, Rockwell Automation, Cadence, Keithley, Danahar, National Instruments, và các đối tác khác.
Có thể bạn quan tâm:
Đọc gì trên Tạp chí Nữ Doanh Nhân số 110, phát hành tháng 3/2018?