Với chủ đề chính về chăm sóc da mụn – nỗi trăn trở phổ biến của các bạn trẻ hiện nay, hãy cùng bác sĩ Võ Thị Bạch Sương và La Roche-Posay tìm hiểu nguyên nhân và cách thức chăm sóc phù hợp để có thể lấy lại được sự tự tin vốn có và sở hữu làn da khỏe đẹp, bạn nhé!
1Làm thế nào để xác định được nguyên nhân của da mụn?
Theo bác sĩ Sương: “Mụn có thể xuất hiện do tác nhân bên ngoài (ô nhiễm môi trường, thuốc uống và/hoặc thuốc thoa, mỹ phẩm gây bít tắc, tạo cồi) hay tác nhân bên trong (di truyền, nội tiết, stress, chấn thương tâm lý…).Từng cơ thể, từng giai đoạn, bạn có thể bị mụn do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp. Khi nhận biết và loại trừ được một số tác nhân gây bệnh thì việc điều trị và kiểm soát mụn sẽ mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế, cần tham vấn bác sĩ da liễu để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ, tránh tình trạng tự chẩn đoán, tự điều trị và dẫn đến các hệ quả không mong muốn từ việc chăm sóc da không đúng cách.”
Tùy nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ, cần kết hợp thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc da đúng cách để làm giảm nhanh chóng thương tổn mụn và giới hạn việc tạo sẹo. Sau đó, sẽ thực hiện chế độ dưỡng da cho da bạn được cải thiện một cách thẩm mỹ hơn và ngăn ngừa mụn tái phát.
2Đối với tình trạng lên mụn ở các bạn tuổi teen như một biểu hiện của việc dậy thì hay do chế độ ăn không hợp lý, cần chăm sóc da như thế nào?
Đối với các bạn đang trải qua giai đoạn dậy thì và cảm thấy tự ti về sự xuất hiện liên tục của mụn ở mặt, các bạn hãy cứ bình tĩnh vì sẽ luôn cách ứng phó thích hợp nhé.
Bác sĩ Sương cho biết: “Hormone sinh dục nam (còn được gọi là androgen) tăng cao trong cả cơ thể nam và nữ ở tuổi dậy thì. Nó gây tăng kích thước và chức năng của tuyến bã. Việc thừa androgen sẽ gây tăng tiết quá mức chất bã nhờn. Chất bã nhờn dư thừa sẽ gây bít tắc chân lông, tăng vi khuẩn và gây viêm. Tuy nhiên, nếu tuyến bã nhờn nhạy cảm với androgen, dù cho mức androgen bình thường, thì chất bã vẫn được bài tiết ra nhiều và sinh mụn. Chế độ ăn uống với nhiều đường, sữa tươi và chất béo cũng sẽ làm mụn gia tăng. Các bạn tuổi teen cần kiêng ăn các nguồn thực phẩm này.”
Chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì có thể tự thực hiện sớm ở nhà bằng các thành phần “hiền” như niacinamide, LHA hay Aqua posae prebiotic. Hoạt chất niacinamide sẽ giúp làm dịu, giảm ngứa, giảm sưng đỏ và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Aqua posae prebiotic sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật trên da, khiến da trở nên khỏe mạnh. Còn LHA thì giúp thanh tẩy và thông thoáng làn da, tiêu dần nhân mụn, thúc đẩy quá trình tái tạo, giúp da mịn màng hơn. Nếu da các bạn teen bị nhiều mụn bọc, mụn mủ thì cần phải đi thăm khám trực tiếp.
3Đối với tình trạng lên mụn ở các bạn trẻ sau 25 tuổi do hàng ngày tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, áp lực công việc, đâu mới là cách thức chăm sóc da hợp lý?
Bác sĩ Bạch Sương giải thích: “Ô nhiễm môi trường, ánh nắng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng rào bảo vệ của da. Nếu không làm sạch hoặc làm sạch không kỹ, những tác nhân này sẽ xâm nhập vào lỗ chân lông và từ đó sinh mụn, tăng độ nặng của một số bệnh da như viêm da cơ địa, lão hóa da…”
Việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần như salicylic acid (BHA) – giúp kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ lớp sừng, bã nhờn trên da hay glycolic acid (AHA) – giảm thâm mụn, cải thiện kết cấu da và thu nhỏ lỗ chân lông nên được chọn lựa trong chăm sóc da hằng ngày.
Sản phẩm có chứa các loại acid trên có thể kể đến tinh chất Effaclar serum của La Roche-Posay chẳng hạn. Ngoài ra, tinh chất này còn có niacinamide và nước khoáng tự nhiên giúp làm dịu và cung cấp độ ẩm thích hợp cho da. Các bạn cũng nên có những lúc vui chơi lành mạnh, thư giãn, học cách chế ngự stress và quản lý thời gian cho phù hợp để giảm tải áp lực trong công việc hằng ngày.
4Có thể chăm sóc da mụn và đồng thời dưỡng da cùng một lúc?
Bác sĩ Bạch Sương chia sẻ: “Trong trường hợp mụn nặng, cần tập trung điều trị mụn trước để mụn giảm nhanh và giảm nguy cơ bị sẹo sau này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết hợp điều trị bằng thuốc với sản phẩm dưỡng ẩm, sản phẩm giúp phục hồi, nước khoáng, kem chống nắng (được bào chế riêng cho da mụn) trong trường hợp da bị khô tróc, ửng đỏ do tác dụng phụ của thuốc trong giai đoạn đầu và/ hoặc bạn phải phơi nắng nhiều. Khi mụn đã thuyên giảm, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng khác (song song hoặc xen kẽ với các thuốc thoa đặc trị để ngăn ngừa tái phát).”
Trừ trường hợp bắt buộc, việc trang điểm cũng nên tránh hoặc phải chọn lựa các sản phẩm không chứa thành phần gây mụn (bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn).
>>> Đọc thêm: Cách phái đẹp chăm sóc da tốt nhất vào buổi sáng sớm