Bí mật giao tiếp của những nhà lãnh đạo vĩ đại - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Bí mật giao tiếp của những nhà lãnh đạo vĩ đại

Không ai từng trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại mà không trở thành một người giao tiếp tuyệt vời.

Không chỉ truyền cảm hứng cho những người khác để đạt được nhiều hơn những gì họ từng nghĩ là có thể, các nhà lãnh đạo vĩ đại còn biết cách kết nối cảm xúc với người khác mỗi khi họ nói và đó là cách để họ thuyết phục người khác tin tưởng mình. 

Bà Hillary Clinton là một trong những nhà giao tiếp vĩ đại bởi khả năng lắng nghe và thuyết phục của mình.

1Họ biết “khán giả” của mình là ai

Những người giao tiếp tuyệt vời thường không lo lắng về việc thể hiện chuyên môn và bản ngã của chính họ, thay vào đó, họ thường nghĩ về những gì mọi người cần nghe và làm thế nào để họ có thể gửi thông điệp này đến người nghe nó. Những nhà lãnh đạo vĩ đại không nói những điều mọi người muốn nghe, họ sẽ nói với mọi người những điều quan trọng và thiết thực ngay cả khi đó là một tin tức xấu. 

2Chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể 

Những người giao tiếp tuyệt vời liên tục theo dõi phản ứng của mọi người đối với thông điệp mà họ gửi gắm. Họ nhanh chóng nhận ra các tín hiệu như nét mặt và ngôn ngữ cơ thể vì họ biết đây là phản hồi duy nhất mà nhiều người sẽ đưa ra. Các nhà truyền thông thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biết đâu là lúc cần điều chỉnh thông điệp nhanh chóng và thay đổi phong cách giao tiếp khi cần thiết. 

3Trung thực

Để truyền thông hiệu quả, điều bạn nói phải có thật. Các nhà lãnh đạo không thể chia sẻ một số thông tin tạm thời không có tính xác thực và làm hài lòng người nghe. Trong thời điểm dù tốt hay xấu, sự trung thực luôn là luôn cách để xây dựng niềm tin lý tưởng. 

Tỷ phú Richard Branson xem giao tiếp là thứ có thể cải thiện mọi khía cạnh trong cuộc sống.

4Sử dụng thính giác

Các nhà lãnh đạo vĩ đại biết rằng giao tiếp là một con đường hai chiều, và không chỉ nói, những gì họ nghe được cũng thường rất quan trọng. Khi người khác đang nói, những người giao tiếp sẽ thường không suy nghĩ trước và lên kế hoạch cho những gì họ sẽ nói tiếp theo. Thay vào đó, họ sẽ tích cực lắng nghe, tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu quan điểm của người khác. Những nhà lãnh đạo cũng thường xin ý kiến phản hồi để xác minh liệu rằng thông điệp của họ đã được hiểu chính xác hay chưa. 

5Biết nhận lỗi

Khi các nhà lãnh đạo phạm sai lầm, họ sẽ thừa nhận ngay lập tức. Họ không chờ đợi người khác tìm và chỉ ra sai lầm của họ, mà họ sẽ mô hình hóa thông qua lời xin lỗi và hành động thừa nhận của mình trước tiên, không chỉ nói lên sự khiêm tốn, đây còn là cách họ chứng minh bản thân là người nhạy bén khi có thể dễ dàng nhận ra lỗi lầm của bản thân. 

Đọc thêm: 

10 ngành tốt nhất để start-up nếu muốn làm giàu

 

Comment