Người ta thường cho rằng một nhà lãnh đạo cần phải biết tất cả. Nhưng quan niệm này liệu có thực sự cản trở con đường của họ?
Là một nhà lãnh đạo, bạn là thuyền trưởng của cả con tàu. Nhưng bạn không thể có “đôi mắt” để dõi theo mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, bạn cần tin tưởng vào những người đồng hành sẽ cùng đảm đương trên chiếc tàu ấy, để bạn luôn yên tâm cho công việc của mình.
Nếu bạn đang đối mặt với một thử thách chưa từng gặp phải trước đây và bạn không biết phải làm thế nào để xử lý nó. Hãy thừa nhận rằng “tôi không biết” và điều đó có lẽ sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc giả vờ thành thạo chúng. Việc một bác sĩ nói rằng: “Ca phẫu thuật này không phải là chuyên môn của tôi. Hãy tìm một chuyên gia hỗ trợ khác” sẽ tốt hơn rất nhiều khi anh ta cố gắng đảm đương nó với một nỗi sợ canh cánh trong lòng. Đổi lại là bạn trong trường hợp này, hãy thừa nhận rằng mình cần sự hỗ trợ từ một người có năng lực chuyên môn. Bạn hãy nhớ rằng, điều này không phải là điểm yếu của bạn. Thay vào đó, nó đã cho thấy sức mạnh của sự cộng tác và khả năng xây dựng đội nhóm đa dạng của bạn.
Nói “tôi không biết” có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ hơn
Có bao giờ bạn rơi vào tình huống nghĩ ra một cải tiến hoặc một cách tiếp cận vấn đề mới nhưng lại không dám hé môi vì sợ làm mất lòng lãnh đạo? Các nhân viên thường giữ những suy nghĩ, ý tưởng cho riêng mình vì sợ sự vượt quá bổn phận. Họ cũng cho rằng các nhà lãnh đạo đã có sẵn tất cả các câu trả lời. Trường hợp này không dùng để nói về những cuộc họp dành cho tất cả mọi người và câu nói “tôi không biết” không được sử dụng như một cái cớ cho sự kém cỏi. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo có hiệu quả cao nên tạo ra một nền văn hóa dân chủ và cấp tiến. Sự đổi mới này thực sự đến từ sự hợp tác và sẽ có điều gì đó bị xâm phạm nếu mọi người ngại lên tiếng hoặc e sợ sự thất bại.
Tất cả chúng ta đều đã từng nghe câu nói “hãy cho người khác một cái cần câu thay vì một con cá”. Mặc dù, việc một nhà lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ đội nhóm của mình bằng cách cung cấp cho họ những tầm nhìn, giải pháp là một điều vô cùng quý giá. Nhưng một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ có thể đưa ra những quyết định khác biệt giữa việc cung cấp giải pháp và hướng dẫn đội nhóm tìm ra hướng đi đúng đắn. Luôn đưa ra những đáp án có thể gây hại nhiều hơn là lợi ích. Là một nhà lãnh đạo, bạn không chỉ muốn giải quyết các vấn đề phát sinh, mà hãy đảm bảo rằng có ít vấn đề sẽ xảy ra hơn trong thời gian dài. Và quan trọng là mong muốn những người mà bạn đang dẫn dắt có thể làm tốt công việc của mình mà không cần có bạn. Nếu bạn thuê những cá nhân tài năng nhưng không đủ tin tưởng đối với họ trong công việc. Vì bạn có thể tự mình giải quyết tốt mọi công việc, vậy bạn có thực sự nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ đội ngũ không?
Đừng giả vờ bản thân biết tất cả
Chúng ta thường giả vờ biết hết mọi thứ cho đến khi sợ hãi thừa nhận rằng chúng ta không biết và điều đó được xem là một sự yếu kém. Tuy nhiên, điểm yếu ở đây đến từ việc bạn đảm đương và xử lý công việc với một tâm thế không tự tin để hoàn thành chúng. Chúng ta cần có sức mạnh để thừa nhận sự tổn thương và không chắc chắn ở bản thân mình. Nhưng có phải nhân viên đang dựa vào bạn mà đúng không? Để mọi người biết rằng bạn không biết sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc giả vờ rằng bạn có câu trả lời nhưng thực tế lại trái ngược.
Hy vọng không phải là một chiến lược và niềm tin hy vọng đó không thể dẫn đến một kết quả hoàn tất. Nó cũng có thể phản tác dụng nếu các lựa chọn hoặc hành động được thực hiện sai, dẫn đến sự hỗn độn, tiêu tốn năng lượng, sự sáng suốt và cả thời gian của bạn. Hãy nghĩ xem, khi nhân viên tin tưởng bạn một cách mù quáng và bạn lại thừa nhận rằng mình không biết. Chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi biết, khi thừa nhận điều chưa hoàn thiện của bản thân và đánh giá cao sự giúp đỡ của người khác, chắc chắn sẽ khiến bạn tổn thương. Nhưng điều đó sẽ chứng minh cho nhân viên rằng sẽ không có vấn đề gì khi lên tiếng và yêu cầu sự hỗ trợ khi cần thiết. Điều này có thể tạo nên niềm tin vững chắc giữa bạn và đội nhóm.
Đặt ra những câu hỏi đúng đắn
Chỉ thừa nhận rằng bạn không biết vẫn là chưa đủ. Những phát ngôn và hành động của bạn sẽ xác định nên con người lãnh đạo trong bạn. Có sự khác biệt giữa hai câu nói “tôi không biết, các bạn hãy tự tìm ra đáp án đi!” và “tôi không biết, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!”. Câu nói thứ hai cho thấy rằng bạn xem trọng ý kiến của nhân viên và mong muốn làm việc nhóm để tìm ra giải pháp. Nhưng làm thế nào để đặt những câu hỏi chất lượng? Bất kể bạn đang làm trong lĩnh vực nào, có nhiều cách phổ biến để lôi cuốn người khác tham gia vào cuộc trò chuyện, tạo cơ hội để họ trung thực và cởi mở. Một số câu hỏi đơn giản bạn có thể áp dụng, bao gồm:
- Bạn nghĩ chúng ta nên làm gì? Có điều gì tôi đang bỏ lỡ không?
- Nếu bạn ở vị trí của tôi, bạn sẽ thay đổi điều gì trong cách làm việc của chúng ta?
- Bạn đã bao giờ gặp điều tương tự như thế này trước đây chưa? Hãy cho tôi một phản hồi và lời khuyên?
Những câu hỏi nhằm định hướng tương lai này đã thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe của bạn đối với cấp dưới. Nhân viên sẽ thể hiện rõ sự quyết liệt của chính mình trong lời mời cộng tác này. Đặt câu hỏi thay vì cung cấp câu trả lời sẽ thúc đẩy nhân viên của bạn hoàn thiện bản thân, khuyến khích họ suy nghĩ xa hơn và trở thành một phần của giải pháp.
Ngay cả khi bạn biết câu trả lời, tôi khuyến khích bạn nên dành chút thời gian để lắng nghe ý kiến của nhân viên. Thừa nhận mình không biết chính là cơ hội để bước ra vùng an toàn của chính mình. Nói một cách đơn giản, mọi người tìm kiếm những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng để bản thân họ trở nên tốt hơn, chứ không phải một nhà lãnh đạo sẽ nói rằng chúng ta phải làm gì. Là một nhà lãnh đạo, bạn không cần phải biết hết tất cả. Nếu không, tại sao bạn lại cần một đội nhóm hỗ trợ ngay từ ban đầu? Hãy nhớ rằng, nhiều bộ não sẽ tốt hơn là một, hãy nghĩ về sức mạnh của một đội nhóm ở ngay bên cạnh bạn lúc này.
Nguồn: James E. Taylor – Chief Diversity, Inclusion, and Talent Management Officer | Ảnh: Pexels
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: