Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và lý tưởng là người có khả năng truyền cảm hứng cho lòng trung thành, sự chăm chỉ làm việc và tinh thần năng suất cao, trong khi một nhà lãnh đạo kém có thể dẫn đến doanh thu thất thường, nhân viên cạn kiệt động lực và không khí tiêu cực nơi làm việc…
Lãnh đạo và quản lý của công ty tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách khác nhau, từ hợp tác trong các dự án đến cung cấp phản hồi thông qua trao quyền. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng các nhà lãnh đạo cũng có nhiều ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm nhận về công việc của họ. Trên thực tế, một nghiên cứu đã cho thấy rằng gần một nửa nhân viên nói rằng họ nghỉ vì có một người quản lý tồi.
Nếu xem xét kỹ hơn tình huống, bạn sẽ có thể tìm thấy một số mối tương quan trực tiếp giữa chất lượng của người quan lý với các yếu tố quan trọng như sự gắn kết, giữ chân và tăng sự hạnh phúc của nhân viên. Đó là lý do vì sao phong cách quản lý hiệu quả sẽ là một trong những điều quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển một đội ngũ thành công. Sau đây là những phong cách quản lý lý tưởng mà bạn có xem xét và tham khảo để góp phần gầy dựng hình ảnh và thương hiệu của bản thân một cách tích cực nhất trong môi trường làm việc.
Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ có khả năng vượt trôi trong việc đưa ra định hướng chiến lược, cung cấp cho công ty và đội ngũ một mục tiêu rõ ràng và huy động đội nhóm thực hiện. Nói cách khác, nhà lãnh đạo có tầm nhìn là người cung cấp lộ trình cho công ty và nhân viên là những người sử dụng “tấm bản đồ” đó như một hướng dẫn để mở đường và tìm thấy đích đến.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phong cách quản lý có tầm nhìn khuyến khích quản lý đưa ra một một quyết định độc đoán. Mặc dù đó là người lãnh đạo quyết định cuối cùng về định hướng của công ty, tầm nhìn này phải được định hình dựa trên những gì tốt nhất cho cả tổ chức và nhân viên của công ty. Đó là lý do vì sao các nhà lãnh đạo có tầm nhìn cần phải cởi mở để tiếp thu phản hồi từ nhân viên và không ngại thay đổi khi có cản trở.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong cách quản lý này bao gồm:
- Trí tuệ cảm xúc cao
- Linh hoạt khi có chướng ngại vật
- Cởi mở để phản hồi
- Khả năng truyền cảm hứng, thúc đẩy và huy động các nhóm
- Kỹ năng tư duy chiến lược và dài hạn
Từ Laissez-Faire trong tiếng Pháp có nghĩa là “Hãy để họ tự làm” và đây là cách gọi nôm na của phong cách lãnh đạo trao quyền vẫn đang rất được các nhà quản lý ủng hộ hiện nay. Phong cách này rất thuận tiện và khuyến khích nhân viên chủ động trong hầu hết các quyết định để giải quyết vấn đề và công việc. Khi được tự chủ trong môi trường làm việc phù hợp, nhân viên sẽ được đánh giá cao sự tin tưởng, không gian và quyền tự quyết để làm việc theo cách tối đa hóa mục tiêu của doanh nghiệp.
Thông thường, một số công ty không muốn tuân theo hệ thống phân cấp cứng nhắc là những người lâu năm sẽ được tiến cử thay vì một nhân viên mới và ít kinh nghiệm hơn. Điều này đúng nhưng hãy nhớ, đừng quên tạo điều kiện cho những nhân viên đạt tiêu chuẩn dù tuổi nghề của họ có thể thua một số thành viên trong đội nhóm, hãy đảm bảo bạn có một đội ngũ nhân viên cực kỳ năng động và có năng lực, thoải mái với sự giám sát tối thiểu từ lãnh đạo để phát huy khả năng của bản thân hết mình.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong cách quản lý này bao gồm:
- Có niềm tin vào các thành viên trong nhóm của bạn
- Khả năng sẵn sàng ra tay giải quyết
- Kỹ năng quản lý xung đột
- Sở hữu kỹ năng kiểm tra tiến độ mà không tham gia quá nhiều
- Thoải mái với sự không-tập-trung
Bài liên quan:
Bí mật giao tiếp của những nhà lãnh đạo vĩ đại
Phong cách quản lý này đặt trọng tâm vào sự phát triển chuyên nghiệp và cá nhân của từng nhân viên. Các nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách này sẽ đầu tư một cách sâu sắc những những nhu cầu mà nhóm của họ đang cần và đảm nhiệm vai trò cố vấn nhiều hơn so với vai trò của một người làm chủ truyền thống. Điều này có nghĩa là họ không ngại sẵn sàng chia sẻ lời khuyên và hướng dẫn, phục vụ như một người cổ vũ, ủng hộ và tìm kiếm cơ hội để giúp nhân viên phát triển một cách mạnh mẽ.
Phong cách quản lý huấn luyện là một phong cách làm chủ tuyệt vời bởi vì nó chứng minh cho nhân viên rằng các nhà lãnh đạo của họ quan tâm đến sự thành công và phúc lợi của họ. Điều này truyền cảm hứng cho nhân viên để tạo ra công việc chất lượng cao và có nhiều khả năng họ sẽ cảm thấy an toàn khi tâm sự với người quản lý về bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong công việc. Đây là một giải pháp thay thế tốt nhất để giảm thiểu tối đa tình trạng nhân sự thường xuyên “ra vào” liên tục và không có một bệ phóng vững chắc.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong cách quản lý này bao gồm:
- Mong muốn giúp nhân viên phát triển cá nhân và chuyên nghiệp
- Kỹ năng lắng nghe và phản hồi mạnh mẽ
- Đồng cảm và khả năng kết nối với người khác
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Khả năng xây dựng niềm tin và các mối quan hệ quý giá
Một nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách quản lý dân chủ sẽ luôn thu thập các quan điểm và phản hồi của nhân viên để đưa ra quyết định một cách công bằng. Điều này được thực hiện với mục đích xây dựng sự đồng thuận giữa các bên liên quan chính. Không giống như những phong cách quản lý truyền thống nơi các quyết định chỉ được đưa ra bởi đội ngũ lạnh đão, phong cách quản lý dân chủ đòi hỏi sự minh bạch và khuyến khích sự tham gia của nhân viên một cách khách quan.
Phong cách này vô cùng có lợi vì nó đảm bảo toàn bộ tổ chức được liên kết hoặc ít nhất là hiểu được quyết định quan trọng đã được ra như thế nào. Điều này rất quan trọng vì nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ rơi khi các quyết định được công bố mà họ không hề được tham gia hay biết đến. Phong cách này cũng vô cùng hiệu quả vì mang lại cho mọi người trong công ty một tiếng nói dẫn đến sự đa dạng về tư tưởng nơi công sở.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong cách quản lý này bao gồm:
- Cảm giác khách quan
- Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời
- Khả năng hiểu và đồng cảm nhiều ý kiến quan điểm
- Kỹ năng đưa ra quyết định
- Cởi mở, chân thành
Tham khảo: Lifehack | Illustrations: Magura
Đọc thêm: