Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.
Tuy nhiên xã hội ngày nay càng ngày càng áp lực, kéo theo vô số thói quen xấu xí của con người, làm hại đến gan rất nhiều. Do vậy để bảo vệ lá gan , tăng cường chức năng gan, tốt nhất chúng ta nên tiêt diệt 7 thói quen là sát thủ gây hại gan dưới đây.
1Ăn quá nhiều đồ ngọt
Chế độ ăn uống quá nhiều đồ ngọt không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà có có thể tác động tiêu cực đến chức năng gan. Khi lượng đường fructose được nạp vào, cơ thể sẽ chuyển hóa đường này thành chất béo, quá nhiều đường nạp vào gây ra sự tích tụ mỡ có liên quan đến chứng gan nhiễm mỡ .
2Bệnh béo phì
Khi cơ thể tăng cân quá nhiều, mỡ thừa có thể tích tụ trong tế bào gan dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Khi đó, gan bị sưng lên, chức năng gan giảm. Theo thời gian, các mô gan bị cứng va xuất hiện sẹo, hay còn gọi là bệnh xơ gan.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở những người thừa cân béo phì, mặc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ mắc chứng gan nhiễm mỡ không do rượu. Bệnh có thể phòng được nhờ chế độ ăn và tập thể dục .
3Đồ uống có ga tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tufts Analysed đã thực hiện một cuộc khảo sát lớn, theo đó, họ tiến hành theo dõi chế độ ăn uống của 2600 người bất kỳ.
Kết quả cho thấy rất đáng ngạc nhiên rằng, những người có thói quen dùng một lon đồ uống có ga mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn cao hơn những người không dùng đến thứ đồ uống này.
4Dùng thuốc không đúng cách
Các loại thuốc chứa acetaminophen như thuốc giảm đau, cảm cúm đều có thể gây hại cho gan của bạn nếu dùng quá liều.
Ngoài các loại thuốc acetaminophen, các loại thuốc khác như steroid mà các vận động viên nam thường sử dụng có liên quan đến nguy cơ ung thư gan. Bên cạnh đó, các chất gây nghiện bất hợp pháp như heroin và cocain cũng có thể gây tổn thương gan.
5Uống rượu bia nhiều
Khi uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu, toàn bộ máu sẽ phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Tế bào gan giải độc bằng cách biến đổi rượu thành CO2 và nước, thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi.
Song khả năng của gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu.
6Khói thuốc lá gây viêm và xơ gan
Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và xơ gan. Hút thuốc cũng đẩy nhanh việc sản xuất các cytokine – hóa chất gây viêm và tổn thương tế bào gan.
Ở những người bị viêm gan B hoặc C, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan – một dạng của ung thư gan. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, gần ½ các trường hợp ung thư gan liên quan đến hút thuốc lá.
7Thường xuyên thiếu ngủ, ngủ muộn
Các nghiên cứu cũng phát hiện, thiếu ngủ, ngủ muộn có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Từ 23h đêm đến 1h sáng là khoảng thời gian gan làm nhiệm vụ thải độc , loại bỏ các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ 3h – 5h sáng là thời gian gan cần được nghỉ ngơi và phục hồi.
Nếu bạn thức khuya, gan sẽ vất vả hơn để làm việc, tình trạng ngủ muộn kéo dài sẽ làm tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan từ đó sản sinh ra các chất trung gian độc hại gây ảnh hưởng đến gan, hủy hoại các tế bào gan
8Bệnh căng thẳng mãn tính
Nghiên cứu của Đại học Edinburgh được đăng trên tạp chí Gastroenterology chỉ ra mối liên quan giữa mức độ căng thẳng và nguy cơ tử vong do các bệnh lý về gan.
Y học cổ truyền Trung Quốc nghìn năm cũng nhận định sự liên quan giữa tâm và thân, nghĩa là hầu hết các bộ phận cơ thể người đều có liên quan đến cảm xúc.
Theo Trí Thức Trẻ
Có thể bạn quan tâm: