7 phẩm chất quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo thực thụ - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Các nhà lãnh đạo không được tạo ra trong một ngày nhưng sau những ngày làm việc vất vả, sai lầm và quan trọng nhất là quá trình học hỏi sẽ tạo nên một nhà lãnh đạo thực thụ.

Với sự phát triển và mở rộng không ngừng, thế giới kỹ thuật số đã để lại cho con người một chút thời gian để suy nghĩ. Các ý tưởng được động não chỉ sau một đêm và các kế hoạch được đưa ra chỉ trong vài phút. Trong một môi trường năng động như vậy, thế giới của những doanh nhân ngày nay cũng yêu cầu các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ và hành động khôn ngoan hơn. Họ phải đưa ra được giải pháp và phương án hành động trong khi có hàng tá công việc đang chờ cùng một thời điểm. Ngoài việc theo kịp các sáng kiến và phát minh một cách nhanh chóng, các doanh nhân và nhà lãnh đạo phải thực hành phương pháp để duy trì hiệu quả môi trường cạnh tranh. Mặc dù các hoạt động khởi nghiệp đã có những đổi thay mạnh mẽ, những phẩm chất quan trọng khi trở thành một doanh nhân và nhà lãnh đạo vẫn không bao giờ phai nhạt.  

1Đam mê & Quyết tâm theo đuổi mục đích

Không có đam mê và quyết tâm sẽ không thể tìm thấy đích đến của bạn. Tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn vượt qua hàng triệu rào cản mà bất kỳ ai làm kinh doanh cũng phải đối mặt. Đam mê là đặc điểm duy nhất giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh lâu dài. Các nhà lãnh đạo ngày nay, bất kể là đang ở cấp bậc nào, họ sẽ táo bạo hơn nếu có tầm nhìn và niềm đam mê xây dựng nó. Doanh nghiệp của họ được lập nên phải là cái họ đam mê. Điều này cũng tạo ra sự tự tin giữa các đồng nghiệp và thành viên khác trong nhóm.

2Mạo hiểm đón nhận rủi ro

Không có một doanh nhân hay nhà lãnh đạo nào thành công mà không từng trải qua những rủi ro. Họ cần liên tục thử nghiệm và đưa ra các phương pháp hoạt động mới để đạt được những kết quả tối ưu nhất. Ví dụ đề xuất một quy trình mới hay thiết lập lại phòng họp một cách nghiêm túc hơn. Nếu những ý tưởng đó thất bại thì ít ra đó cũng là cách để bạn tăng tốc trong nhiệm vụ của bản thân trong công việc. “Lãnh đạo” chính là “người học” trong công việc, càng có nhiều rủi ro thì càng học được nhiều điều hơn.

3Giao tiếp và truyền đạt tốt

Bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo thành công có lẽ quan trọng nhất nằm ở kỹ năng giao tiếp. Điều này không liên quan đến chuyên môn diễn thuyết phải nói sao cho thật hay, bay bổng mà đòi hỏi bí quyết hiểu một vấn đề, một ý tưởng và sau đó giải thích lại cho người khác hiểu. Không ai muốn các nhà lãnh đạo không được trang bị tốt kỹ năng giao tiếp để hiểu được các tình huống và tạo ra sự nhầm lẫn.

4Tự tin ra quyết định

Thế giới doanh nhân với nhịp quay nhanh chóng chắc chắn đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải hành động một cách chủ động. Ngày nay, từ các doanh nhân đến những người đứng đầu dự án, tất cả đều được giao chịu trách nhiệm cho toàn bộ nhiệm vụ và đưa ra các kế hoạch hành động hiệu quả. Môi trường kinh doanh có chỗ cho những quyết định có thể là sai lầm nhưng không có chỗ cho người lãnh đạo không dám ra quyết định điều hành trong từng chi tiết nhỏ của mình.

5Mạnh dạn trao quyền

Để công việc trở nên tối ưu nhất, các nhà lãnh đạo thông minh sẽ luôn ủy thác các nhiệm vụ dựa trên mức độ ưu tiên công việc với những người thực sự phù hợp. Việc trao quyền cho cấp dưới đem đến cho họ trọng trách lớn hơn và có cơ hội để thể hiện và phát triển bản thân. Đồng thời việc đó cũng làm giảm áp lực của người lãnh đạo. Với một tập thể được phân ra và đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau sẽ đảm bảo quá trình làm việc hiệu quả, thời gian cũng được tiết kiệm.

6Khả năng sáng tạo cao

Để tồn tại trong thế giới doanh nhân năng động, các nhà lãnh đạo hiệu quả cần sở hữu những phẩm chất sáng tạo và đổi mới trong quá trình làm việc. Đó là những công nghệ mới được phát minh, những sản phẩm mới được tạo ra và những quy trình mới được giới thiệu. Để theo kịp với những thay đổi liên tục này, bản thân các nhà lãnh đạo cần phải tự ‘tái tạo’ và tự phát minh những điều thật sự mới mẻ và có ích. Nếu một người lãnh đạo không thích nghi với những thay đổi của công nghệ và môi trường xung quanh sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp.

7Đồng cảm & kỹ năng xã hội tốt

Các nhà lãnh đạo thành công là những người đảm bảo xây dựng một nơi làm việc vui vẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người cùng phát triển. Không có sự đồng cảm, một người lãnh đạo không thể chạm đến trái tim của nhân viên cũng như thành công mà mình mong muốn. Các kỹ năng xã hội có thể kể đến như: việc xây dựng mối quan hệ, hình thành chiến lược nhóm và tạo ra một bộ máy làm việc hiệu quả. Do đó, để tổ chức thực sự phát triển, kỹ năng này trở thành một yếu tố thiết yếu.

Đọc thêm: 

Kỹ năng tổ chức thông minh của mọi nhà lãnh đạo thành công

Nâng tầm lãnh đạo nữ trong doanh nghiệp

Comment