Sự ra đi của Giám đốc sáng tạo lâu năm của Chanel – Karl Lagerfeld là một mất mất vô cùng to lớn đối với thế giới. Không chỉ thay đổi thời trang toàn cầu, cách ông hoàng thời trang xây dựng thương hiệu, di sản và theo kịp ngành công nghiệp cũng để lại những bài học đáng quý cho những người đã và đang làm lãnh đạo trong ngành thời trang nói riêng cũng như những ngành nghề khác nói chung.
Với phong cách đặc trưng: Mái tóc trắng cột đuôi ngựa, kính râm đen và những bộ áo tinh tươm, Karl Lagerfeld luôn để lại hình ảnh một doanh nhân đầy thời thượng và cá tính. Không chỉ duy trì di sản được xây dựng bởi Coco Chanel, ông còn là người lãnh đạo tài tình nhóm sáng tạo tại Fendi và bản thân cũng là người xây dựng thương hiệu cho mình vô cùng thành công.
Lagerfeld luôn được biết đến là người đặt ra các tiêu chuẩn cao, không thỏa hiệp với đội ngũ thiết kế của mình. “Nếu bạn không phải là một đấu sĩ giỏi, đừng tham gia vào đấu trường.”, câu nói nổi tiếng của nhà thiết kế trong một buổi phỏng vấn vẫn còn in hằng trong tâm trí và khơi dậy sức mạnh nội tại của nhiều người.
Kể từ khi Lagerfeld gia nhập năm 1983, Chanel đã phát triển để trở thành thương hiệu thời trang cao cấp toàn cầu và sở hữu các nhà máy được định giá gần 10 tỷ đô la. Để duy trì cả một đế chế, ông có những phương pháp vô cùng chiết trung và thẳng thắn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên học hỏi.
1 Đặt tiêu chí cao nhất có thể
Các buổi trình diễn của Chanel luôn được mong đợi và gây tò mò với giới mộ điệu. Để làm được điều đó, Lagerfeld đã sáng tạo bằng cách tổ chức các buổi trình diễn trên tàu du lịch, BST quần áo may sẵn 2016 tại Seoul hay gần nhất là mang cả bãi biển vào sàn runway tại tuần lễ thời trang Paris vừa qua với BST Xuân Hè 2019.
Để theo kịp nhu cầu, Lagerfeld đặt ra các tiêu chuẩn cao cho mọi người trong nhóm thiết kế của mình. Ông tự tin rằng đó là cách hiệu quả nhất để đưa thương hiệu lên một tầm cao mới.
2 Bắt kịp văn hóa đại chúng
3 Không ngừng sáng tạo
Lagerfeld luôn nghĩ về những thiết kế mới và đầy tiềm năng. Nhà thiết kế lưu ý rằng ông không dừng lại chỉ để hỏi người khác sẽ nghĩ gì, bởi nó có thể khiến bạn thiếu quyết đoán và cản trở quá trình sáng tạo. Vì vậy, thay vì tự đặt câu hỏi, ông luốn cố gắng tìm câu trả lời cho chính mình.
4Hãy là người thầy của chính mình
Giám đốc sáng tạo của Chanel thừa nhận rằng ông ghét phải đi học, ông từng bỏ dở việc học và giành giải thưởng của Ban thư ký len quốc tế về thời trang ở tuổi 21. “Tôi thích dạy bản thân mình bằng cách tu luyện không ngừng và cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ngôn ngữ”, ông chia sẻ. Làm sáng tạo buộc bạn phải linh hoạt thời gian và nếu như không thể làm chủ thời gian của mình, bạn sẽ thất bại. Quá trình đó không hề dễ dàng, nhưng Lagerfeld tuyên bố rằng ông vẫn duy trì những phương pháp giáo dục chính mình một cách điên rồ miễn là nó đem lại hiệu quả.
Đọc thêm: