5 điều cần nhớ để có quyết định sáng suốt - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

5 điều cần nhớ để có quyết định sáng suốt

Ra quyết định thể hiện tính quyết đoán và tự tin của người lãnh đạo. Tuy nhiên, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp còn phân vân và e dè trước những thời khắc quan trọng.shutterstock_3248515_resize

Một số “quyết định” không đưa ra quyết định. Một số khác do dự chưa biết nên quyết định hay không. Cả hai cách xử lý này đều không phải là hiếm và không được đánh giá cao trong giới quản lý kinh doanh vì thực ra đó là những cách thoái thác trách nhiệm chẳng khôn ngoan. 5 tips dưới đây có lẽ phần nào giúp bạn quyết định nhanh hơn và hiệu quả hơn:

1Đừng quá kỳ vọng sự hoàn hảo

Thông thường, những nhà lãnh đạo giỏi sẽ hy vọng một dự án hay một báo cáo được hoàn thành ở mức 80% nhưng sớm hơn tiến độ ít nhất vài giờ đồng hồ, thay vì làm xong 100% nhưng trễ 5 phút. Bài học từ kinh nghiệm này là đừng bao giờ trông đợi mọi thứ hoàn hảo tuyệt đối. Thay vì bỏ hết công sức và trí tuệ để đi tìm những thứ không thể, những người lãnh đạo khôn ngoan sẽ quyết định chọn giải pháp tương đối và tiếp tục tìm tòi để hoàn thành phần còn lại trong giai đoạn tiếp theo của dự án.

2Tự tin vào quyết định của mình

Những người dày dặn trong việc đưa ra các quyết định thường biết tận dụng tính “độc lập tương tác”. Điều này có nghĩa, họ luôn biết tận dụng ý tưởng và sự hỗ trợ từ phía những đối tác hay cộng sự giỏi nhất đang hiện diện xung quanh để giúp họ đưa ra các quyết định sáng suốt. Chẳng hạn, khi thảo luận một vấn đề nào đó với các chuyên gia trong lĩnh vực đang đề cập, họ sẽ không đặt câu hỏi “Tôi nên làm gì?”, thay vào đó là “Ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?”. Nếu đợi chờ hết người này đến người nọ, hết ban này đến ngành nọ… để tham khảo ý kiến, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và cơ hội. Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến trực tiếp từ các nguồn đáng tin cậy và có uy tín rồi quyết định luôn ngay sau đó.tu tin vao qd_resize

3Hãy để đầu óc thư giãn

Sự sáng suốt thường xuất hiện rất bất ngờ, tương tự như trường hợp bạn sực nhớ tên của một diễn viên mà mình đã quên bẵng đi từ lâu. Khi đang suy nghĩ về một quyết định nào đó, bạn đừng buộc bản thân phải cố gắng quá mức. Bạn nên tìm cách thư giãn đầu óc hay suy nghĩ về một vấn đề dễ chịu khác. Như vậy, não bộ của bạn sẽ có thời gian lẫn cơ hội để duyệt lại ngân hàng dữ liệu, giúp tìm ra thông tin chính xác nhất đang tồn tại trong đó và đưa đến sự lựa chọn sáng suốt nhất.

1 (2)

4Đừng chỉ giải quyết vấn đề, hãy đưa ra quyết định

Một quyết định có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng không phải mọi vấn đề đều được giải quyết bằng cách đưa ra một quyết định. Thay vào đó, việc quyết định thường dựa vào trực giác hơn là khả năng phân tích. Ví dụ như khi lựa chọn những nhà bán lẻ, việc đưa ra quyết định đòi hỏi phải có sự nghiên cứu các thông tin như quy mô, doanh số,…thật kỹ lưỡng. Nhưng, trường hợp quyết định thưởng nóng cho best seller thì lại cần sự mạnh dạn và quyết đoán tức thời của trực giác.

5Thừa nhận mình đã sai

Nếu cảm thấy quyết định của mình là sai, thì hãy mạnh dạn thừa nhận rồi tìm cách khắc phục. Dù có quyết định không đúng, nhưng bạn vẫn sẽ được mọi người tôn trọng, tiếp tục ủng hộ nếu bạn biết chấp nhận và chịu trách nhiệm. Ngược lại, nếu bạn cứ cố tình trốn tránh và cố chấp, điều đó sẽ dần trở thành thói quen xấu và bị đánh giá là thiếu quyết đoán.

thua nhan sai_resizeBài viết và hình ảnh độc quyền của Tạp chí NỮ DOANH NHÂN

 

Có thể bạn quan tâm:

>>> Giúp nhân viên nhiệt tình “hiến kế”
>>> Văn hóa tương trợ

Comment