Dịch vụ Social Listening đã du nhập vào Việt Nam 3 năm trở lại đây và được các doanh nghiệp nước ngoài đón nhận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt còn chưa xem là công cụ thiết yếu bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan.
Chưa đến 1% Doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Công cụ lắng nghe mạng xã hội, trong khi con số này ở Mỹ là 42%: Nghịch lý Việt Nam và Thế giới
Hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 1% trong số đó (chưa đến 5,000 DN) sử dụng Công cụ lắng nghe Mạng xã hội (Social Listening) .Đây cũng là những doanh nghiệp lớn với doanh thu trên 100 tỷ/năm.
Những con số này là một trong những nội dung được chia sẻ trong Hội thảo về Social Listening với chủ đề: “Digital Transformation – Giải mã dữ liệu – Khai phá sự thật” do Genius Vietnam, Advertising Vietnam và DAZIKZAK phối hợp tổ chức vào ngày 26/8/2018 thu hút gần 200 khách tham dự tại TP.HCM vừa qua. Khi cung cấp những con số này ông Trung Nguyễn (Founder của Advertising Vietnam) cũng cho biết bản thân các doanh nghiệp này cũng chỉ dùng Social Listening ở mức căn bản khi khủng hoảng truyền thông xảy ra.
Số còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thấy lý do để dùng social listening.
Đây thực sự là một nghịch lý khi theo bà Đoàn Kiều My, tại Mỹ Social Listening đã là một công cụ không thể thiếu trong Marketing của doanh nghiệp. Thậm chí khi một người dùng ở Mỹ gặp vấn đề gì thường thì họ sẽ vào ngay mạng xã hội để than phiền. Từ 2013, 42% công ty ở Mỹ cho rằng Social Listening nằm trong Top 3 ưu tiên trong khi giờ đã là 2018 mà Việt Nam vẫn còn rất ít doanh nghiệp coi trọng công cụ này.
Thách thức từ ngôn ngữ “phong ba bão táp”
Nguyên nhân chính cho sự “lệch pha” này là rào cản của ngôn ngữ Tiếng Việt vốn phức tạp, cộng với sự phức tạp của “teen code” đang được sử dụng đại trà trên mạng xã hội như hiện nay.
Ông Trung Nguyễn đã lấy một dẫn chứng gần gũi về một post Facebook “ly cafe đắng” để minh hoạ về việc dù người dùng nói “đắng”, nhưng lại mang một ý nghĩa cảm xúc khác không hề liên quan đến sản phẩm.
Vì vậy, dù Việt Nam là thị trường có số người dùng Internet nằm trong top 3 khu vực Đông Nam Á với 64 triệu người sử dụng mạng xã hội, việc lắng nghe, thấu hiểu người dùng một cách chính xác vẫn là một thách thức không nhỏ cho cả con người và hệ thống máy móc hiện tại.
Lời giải từ Trí tuệ nhân tạo
Sự phát triển mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng sâu sắc của công nghệ, đặc biệt là Trí tuệ nhân tạo, hứa hẹn trở trở thành giải pháp cho tất cả vấn đề kể cả về ngôn ngữ và thấu hiểu người dùng.
Đến với hội thảo, bà Đoàn Kiều My (Former Head of R&D Marketing, Infinity Blockchain Labs) chia sẻ về Google Translate, một AI được sử dụng trên toàn thế giới đã đạt tới mức độ “ngôn ngữ tự nhiên” sau khi sáp nhập “việc dịch máy có tư duy” vào phần mềm, tạo ra một bước tiến nhảy vọt còn nhiều hơn những gì đã làm được trong 10 năm qua.
Trong hội thảo, DAZIKZAK, công cụ Lắng nghe mạng xã hội được bàn tán nhiều nhất trong thời gian qua đã chính thức ra đời với phần giới thiệu của đại diện DAZIKZAK bà Phiên Phượng và chuyên gia Lê Anh Cường, PGS.TS Bộ môn khoa học máy tính (Computer Science) với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Đặc biệt, công cụ cũng đang nỗ lực khắc phục và “giải mã” được các dữ liệu ngôn ngữ Tiếng Việt, tiếng lóng đang rất nan giải hiện nay như nội dung mà ông Trung Nguyễn đã đề cập trước đó.
Các sản phẩm của DAZIKZAK (hiện tại gồm có nghiên cứu vị thế hiện tại, xếp hạng trang mạng, phân tích Facebook, YouTube, Website) có thể tự tin đem đến 4 giá trị cốt lõi cho người dùng: Tự động, nhanh chóng, chính xác, chân thực.
DAZIKZAK là công cụ mới ra mắt tại Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề về lắng nghe của mạng xã hội, có thể lắng nghe người dùng 1 cách thấu đáo nhờ khả năng giải mã ngôn ngữ tiếng Việt cũng như tận dụng Công nghệ Học máy (Machine Learning). Từ đó, giúp doanh nghiệp có những giải pháp quản lý, chiến lược thích hợp hay định hướng giải quyết khủng hoảng truyền thông một cách nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Văn hóa doanh nghiệp – Đáp án cho bài toán giữ chân nhân tài
Hội thảo “Tại sao mọi người không lắng nghe bạn?” cùng Kevin Daum