“Bắt bệnh” phanh xe - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

“Bắt bệnh” phanh xe

Một trong những căn bệnh của các “nữ lái” chính là lơ là việc bảo trì xe, bao gồm cả hệ thống phanh xe. Các “triệu chứng” thường gặp sau sẽ là lời nhắc nhở bạn mang chiếc xế hộp đến trung tâm bảo trì, giúp bạn an tâm hơn khi ngồi sau vô lăng đồng thời đảm bảo tuổi thọ cho xế yêu.

Để xem phiên bản báo in, vui lòng bấm vào đây!
Young businesswoman driving car

Các “nữ xế” khi lái xe thường lơ lề về vấn đề bảo trì xe

Phanh xe mòn

>> Dấu hiệu: Khi đạp phanh mà bạn phát hiện có tiếng kêu ken két phát ra đều đặn thì đó là dấu hiệu của phanh xe đã bị mòn cần được thay thế. Trường hợp khi tiếng kêu đang nhỏ lúc có lúc không thì đó có thể do chất bẩn, rác lọt vào hệ thống cơ cấu của phanh. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp tiếng kêu phát ra không phải từ cơ cấu phanh mà do bị mài mòn quá mức hoặc do chất lượng má phanh kém, guốc phanh không đúng, lò xo gãy…

>> Cách xử lý: Kiểm tra và vệ sinh hệ thống phanh thường xuyên, thay phanh mới.

Phanh kém hiệu quả

>> Dấu hiệu: Hiệu quả phanh không tốt như bình thường khi bạn đạp chạm sàn, lực đạp phanh không tạo ra được áp lực dầu đủ lớn báo hiệu dầu phanh đã bị giảm có thể do rò rỉ. Cũng có những trường hợp dù phanh mòn không hoạt động nhưng vẫn không phát ra bất kỳ tiếng kêu nào từ bánh xe, đây cũng là một hiện tượng báo má phanh kém hiệu quả.

>> Cách xử lý: Kiểm tra và sửa chữa lại đường ống trước khi bổ sung thêm lượng dầu hoặc thay thế dầu mới.

NDN_Bat benh phanh xe_02

Bảo trì theo định kì sẽ giúp tăng tuổi thọ cho xe cũng như tính an toàn khi lái xe

Đạp phanh thấy nhẹ, không có hiệu quả phanh

>> Dấu hiệu: Nếu dầu có lẫn bọt khí thì khi đạp phanh sẽ thấy bọt khí nén lại một cách dễ dàng, áp suất không đủ lớn để giúp cơ cấu phanh hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, điều chỉnh má phanh không đúng, khe hở quá lớn, hoặc trường hợp tệ nhất là xy-lanh bị hỏng thì đạp phanh cũng sẽ không hiệu quả.

>> Cách xử lý: Để xử lý vấn đề này thì bạn cần phải bổ sung dầu và xả khí ra ngoài. Nếu má phanh bị lệch thì điều chỉnh lại đúng khe và trong trường hợp tệ nhất xy-lanh hỏng thì chỉ còn cách thay mới hoàn toàn.

Hoạt động của phanh không ổn định

>> Dấu hiệu: Chu kỳ được lặp đi, lặp lại nhiều lần khi bàn đạp phanh được giữ trong thời gian dài, lực phanh chỉ xuất hiện trong 1 giây rồi mất thì đó là dấu hiệu của việc má phanh hoặc đĩa phanh đã bị hỏng.

>> Cách xử lý: Đối với trường hợp này phải thay thế đĩa phanh đồng thời với từng cặp trước hoặc sau, đặc biệt là không được thay một phía.

NDN_Bat benh phanh xe_03

Khi thấy phanh xe có các “dấu hiệu lạ”, hãy mang xe đi kiểm tra ngay

Đạp phanh thấy nặng

>> Dấu hiệu: Để giảm đi sự vất vả cho người lái khi đạp phanh thì hiện nay các hệ thống phanh đã được áp dụng phổ biến để trợ lực chân không. Khi trợ lực phanh bị hỏng thì bạn đạp phanh thấy rất nặng vì lúc này rò khí đã không tạo ra sự chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp. Người lái vẫn có thể phanh được xe với một lực mạnh hơn gấp nhiều lần.

Bên cạnh nguyên nhân trên khiến việc đạp phanh trở nên nặng thì cũng rất có thể do đường ống dẫn dầu đã bị tắc khiến áp lực dầu tăng cao nhưng không thể truyền được tới cơ cấu phanh. Vì vậy, dù có cố sức bao nhiêu thì phanh cũng không có hiệu quả hoặc hiệu quả đã bị giảm một cách đáng kể.

>> Cách xử lý: Để tạo nên lực đạp phanh lớn nhất thì bạn hãy điều chỉnh lại ghế ngồi cách hợp lý để cho phần lưng và hông tựa vào ghế. Ngoài ra khi trợ lực bị hỏng thì tốt nhất để giảm sức khi đạp, bạn nên đưa xe đến kiểm tra và sửa chữa để tái hoạt động trợ lực.

Bài viết độc quyền của Tạp chí Nữ Doanh Nhân

Có thể bạn quan tâm:

12 lời khuyên khi lái xe dưới trời mưa

5 thiết bị giúp xe hơi thông minh hơn

 

Comment