Bệnh viện FV nhận chứng chỉ chất lượng quốc tế JCI - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Bệnh viện FV nhận chứng chỉ chất lượng quốc tế JCI

Tối 29/4, Bệnh viện FV (TP.HCM) làm lễ đón nhận chứng nhận JCI (Joint Commission International) – một chứng nhận chất lượng y tế có uy tín tầm quốc tế và rất khắt khe về chất lượng và an toàn bệnh nhân. Đến dự có bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y Tế, ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y Tế, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y Tế TP.HCM và nhiều đối tác, tập thể y bác sĩ bệnh viện FV…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế chúc mừng ông Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế chúc mừng ông Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV nhận Con dấu vàng chứng nhận chất lượng y tế quốc tế JCI .

Với chứng nhận này, FV một lần nữa khẳng định là bệnh viện với chuẩn quốc tế tại VN.

Bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV, chia sẻ: “Bệnh viện FV rất tự hào đã đạt được chứng nhận này. Đây là dấu mốc quan trọng chứng minh cam kết lâu dài của chúng tôi trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chất lượng cao. Cùng với hoài bão trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu châu Á, Bệnh viện FV đã trở thành cơ sở y tế hàng đầu trong việc cung cấp tất cả các dịch vụ tại một điểm với chất lượng cao được người Việt lẫn người nước ngoài tin tưởng đến chữa bệnh thay vì đi ra nước ngoài.”

Ông Lương Ngọc Khuê - Cuc trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế phát biểu tại buổi Lễ đón nhận chứng nhận chất lượng y tế quốc tế JCI.

Ông Lương Ngọc Khuê – Cuc trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế phát biểu tại buổi Lễ đón nhận chứng nhận chất lượng y tế quốc tế JCI.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) – cho biết, Việt Nam hiện có hơn 1.000 bệnh viện, trong đó có 191 bệnh viện ngoài công lập và FV là một trong số rất ít bệnh viện được chứng nhận chất lượng JCI. Tuy nhiên, theo ông Khuê, đạt được chứng chỉ JCI đã là một điều rất khó khăn, nhưng để duy trì các tiêu chí chất lượng quốc tế này còn khó hơn nữa. Với JCI, sự hài lòng của người bệnh là số một, người bệnh phải là trung tâm, an toàn cho người bệnh là mục tiêu tối thượng của tiêu chí chất lượng này.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thu (trái), Giám đốc Tiếp thị và Phát triển Kinh doanh của FV và Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thu (trái), Giám đốc Tiếp thị và Phát triển Kinh doanh của FV và ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM.

Có mặt tại sự kiện, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM cũng chia sẻ:Đây là niềm hạnh phúc của ngành y tế TP HCM nói riêng và của Việt Nam nói chung. Điều này rất quan trọng, vì nó chứng minh được rằng ở TP. HCM chúng ta cũng có bệnh viện đẳng cấp quốc tế, về cơ sở vật chất cũng như những tiêu chuẩn khác để đảm bảo các tiêu chí chất lượng quốc tế, chẳng hạn như nguồn nhân lực ở tại bệnh viện FV. Điều này cho thấy rằng, đây là một mô hình mà thành phố cần phát triển và nhân rộng. Tuy là bệnh viện tư nhân nhưng là hình mẫu giúp các bệnh viện tư nhân khác trong thành phố phấn đấu theo và thậm chí là các bệnh viện công của thành phố hướng tới”.

Ông Nguyễn Công Minh (giữa), CEO của Tạp chí NỮ DOANH NHÂN tới chúc mừng lãnh đạo Bệnh viện FV.

Ông Nguyễn Công Minh (giữa), CEO của Tạp chí NỮ DOANH NHÂN tới chúc mừng Ban Giám đốc Bệnh viện FV.

Lãnh đạo Bệnh viện FV, Bác sĩ Jean-Marcel Guillon, bắt đầu là một bác sĩ và đã kiên trì theo đuổi hoài bão mang chuẩn mực chăm sóc y tế quốc tế đến Việt Nam với con tim tràn đầy nhiệt huyết và kiên định. Ông trở thành một nhà lãnh đạo tài ba để xây dựng, phát triển và đưa Bệnh viện FV trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu châu Á.

Năm 1997, khi Nhà nước ban hành chính sách kêu gọi và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế nhằm đáp ứng nhu cầu được khám và điều trị với chất lượng cao của người dân Việt Nam, đồng thời giảm gánh nặng quá tải ở các bệnh viện công, Bác sĩ Jean-Marcel Guillon cùng một nhóm bác sĩ Pháp, những người luôn mong muốn được làm một điều gì đó cho Việt Nam, đã nắm bắt ngay cơ hội ấy để biến ước mơ thành sự thật.

Ông Jean Marcel Guilllon - Tổng giám đốc Bệnh viện FV.

Ông Jean-Marcel Guilllon – Tổng Giám đốc Bệnh viện FV.

Không mấy người biết rằng chính Bác sĩ Jean-Marcel Guillon, một trong những nhà sáng lập bệnh viện, đã mang hàng ngàn bức thư đến bưu điện để gửi cho hàng ngàn bác sĩ nhằm kêu gọi đóng góp vốn cho dự án bệnh viện này tại Việt Nam. Nhờ đó, dự án đã thu hút được 499 bác sĩ Pháp trở thành cổ đông của bệnh viện. Rất nhiều bác sĩ trong số 499 ấy là những bác sĩ hàng đầu và nổi tiếng không chỉ ở Pháp mà trên toàn thế giới, họ thường xuyên đến Bệnh viện FV để chuyển giao công nghệ mới, hỗ điều trị các trường hợp khó khăn, và tư vấn xây dựng các phác đồ điều trị quốc tế mới nhất.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, PGS.TS.BS Ông Ngọc Lương Ngọc Khuê, Cục Quản lý khám chữa bệnh cùng BS Jean-Marcel Guillon tham quan khu triển lãm hành trình phát triển của bệnh viện FV.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cùng ông Jean-Marcel Guillon tham quan khu triển lãm hành trình phát triển của Bệnh viện FV.

Hưởng ứng chính sách đúng đắn của Chính phủ về khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế tại Việt Nam, Bệnh viện FV đã trở thành minh chứng về thành công trong lĩnh vực này và góp phần thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào y tế. Bệnh viện FV mới đây đã tăng vốn đầu tư từ 44 triệu USD lên 65 triệu USD nhằm đầu tư thêm trang thiết bị, xây dựng thêm một khu khám bệnh, mở phòng khám tại Quận 1 (TP.HCM), cải tạo và mở rộng khu vực khám ngoại trú và khu điều trị nội trú khoa nhi; đồng thời khai trương Trung tâm Kiểm tra Sức khỏe tổng quát mô hình khép kín đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện FV mỗi năm tiếp nhận hơn 200.000 bệnh nhân đến khám và điều trị, đa số bệnh nhân là người Việt Nam nhưng cũng có nhiều người nước ngoài (cả châu Âu, châu Mỹ và châu Á), và nhiều bệnh nhân Cambodia đến đây hàng ngày bằng đường bộ. FV cũng đã tạo môi trường làm việc lý tưởng y tế thu hút hơn 1000 nhân viên, trong đó có hơn 130 bác sĩ toàn thời gian là người Pháp, Việt Kiều và Việt Nam. Bên cạnh đó, FV đã thu hút hàng trăm bác sĩ tại TP.HCM đến phối hợp điều trị bệnh nhân thông qua Chương trình Hợp tác Bác sĩ FV. Nhờ đó, bệnh nhân có thể dễ lựa chọn bác sĩ điều trị hơn.

FV là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam nỗ lực xây dựng và phát triển mô hình du lịch khám chữa bệnh để thu hút bệnh nhân từ các nước khác đến điều trị. FV đang hợp tác với những bệnh viện ở các nước khác, qua đó các bác sĩ nước ngoài đến đây hợp lực với các bác sĩ FV trong điều trị bệnh nhân. Hưởng ứng lời kêu gọi “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” của Chính phủ, Bộ Y tế đã tích cực vận động các cơ sở y tế trong nước nỗ lực nâng cao chất lượng nhằm cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế, giúp bệnh nhân không cần ra nước ngoài chữa trị, giảm bớt tình trạng chảy máu ngoại tệ để có thể tiết kiệm hàng triệu USD hàng năm cho Việt Nam. Trên tinh thần đó, cùng với hoài bão trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu châu Á, Bệnh viện FV đã trở thành cơ sở y tế hàng đầu trong việc cung cấp tất cả các dịch vụ tại một điểm với chất lượng cao được người Việt tin tưởng đến chữa bệnh thay vì đi ra nước ngoài.

JCI (Joint Commission International) là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, trụ sở chính ở Chicago, thành lập vào năm 1994, được biết đến trên toàn thế giới trong việc đánh giá và chứng nhận chất lượng cho các cơ sở y tế ở châu Á, châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các bệnh viện của JCI bao gồm 14 chương, 360 tiêu chuẩn và hơn 1.200 tiêu chí đo lường. JCI nổi tiếng là tiêu chuẩn Vàng trong lĩnh vực y tế, chứng nhận chất lượng JCI chỉ được trao cho những bệnh viện tốt nhất trên thế giới. Để đạt được “tiêu chuẩn vàng” JCI là cả một quá trình bệnh viện phấn đấu lâu dài, đòi hỏi các cam kết và nỗ lực cao. Thông qua một quy trình khảo sát khắt khe, JCI đánh giá chất lượng của một cơ sở y tế dựa trên những tiêu chí chính sau đây: Các tiêu chí quốc tế về An toàn Bệnh nhân; Tiếp cận dịch vụ chăm sóc và tính liên tục trong quá trình chăm sóc; Quyền của bệnh nhân và gia đình; Đánh giá tình trạng bệnh nhân; Chăm sóc bệnh nhân; Chăm sóc trong gây mê và phẫu thuật; Quản lý và sử dụng thuốc; Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình; Nâng cao chất lượng và an toàn bệnh nhân; Phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn; Quản trị, lãnh đạo và định hướng; Quản lý và an toàn trang thiết bị; Trình độ chuyên môn và đào tạo nhân viên; Quản lý thông tin.

Comment