Mở khóa iPhone: Chiến thắng đầu tay cho Apple - NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Mở khóa iPhone: Chiến thắng đầu tay cho Apple

Một tòa án cấp liên bang tại quận Brooklyn, New York khẳng định chính phủ Mỹ không thể ép buộc Apple mở khóa chiếc iPhone của một nghi phạm buôn bán ma túy.

Theo Reuters, phán quyết mới nhất mà thẩm phán James Orenstein tại tòa án bang New York vừa công bố hôm ngày thứ Hai 29/2 có thể giúp Apple củng cố lập luận cứng rắn của mình trong cuộc thách đấu nảy lửa và mang tính bước ngoặt giữa hãng này với Bộ Tư pháp Mỹ xoay quanh câu chuyện mã hóa dữ liệu trên điện thoại iPhone và quyền riêng tư của người dùng.

Từ tháng 10/2015, Apple đã lần đầu tiên yêu cầu thẩm phán Orenstein từ chối các yêu cầu từ phía chính phủ.

Từ tháng 10/2015, Apple đã lần đầu tiên yêu cầu thẩm phán Orenstein từ chối các yêu cầu từ phía chính phủ.

Được biết, chính phủ Mỹ đã và đang tìm cách truy cập với chiếc iPhone trong vụ việc ở Brooklyn từ hồi tháng 10/2015, tức vài tháng trước khi một quan tòa ở bang California yêu cầu Apple phải cung cấp những cách thức đặc biệt để Cục Điều tra Liên bang (FBI) có thể qua đó truy cập vào chiếc điện thoại iPhone được sử dụng bởi 1 trong những tay súng trong vụ tấn công ở San Bernardino, California.

Đối với giới chức Mỹ, vụ xả súng ở San Bernardino mang nhiều dấu hiệu của sự phạm tội có tổ chức nếu như không muốn nói là khủng bố.

Thẩm phán James Orenstein tại tòa liên bang ở Brooklyn khẳng định rằng ông không có thẩm quyền pháp lý để lệnh cho Apple vô hiệu hóa tính năng mã hóa trong một chiếc iPhone bị thu giữ trong một vụ điều tra liên quan đến ma túy.

Vẫn theo tường thuật của Reuters, phán quyết của thẩm phán Orenstein đã ít nhiều “tạo tiếng vang” cho những lập luận mà phía Apple đưa ra trong trường hợp của vụ San Bernardino.

Theo AP, thẩm phán Orenstein đã khẳng khái cho rằng luật All Writs Act có từ năm 1789 không thể được sử dụng để buộc Apple phải giải mã chiếc iPhone liên quan, và hơn thế nữa khi mà vị thẩm phán này nhận thấy Apple được miễn tuân thủ phần lớn những yêu cầu như thế bởi một đạo luật ban hành hồi năm 1994 vốn bổ sung cho luật nghe lén trước đó.

Một điều hành cấp cao đề nghị giấu tên tại Apple nói với cánh phóng viên rằng quyết định của thẩm phán Orenstein sẽ là điềm lành cho hãng này trong vụ San Bernardino vốn vừa gây ra một cuộc tranh luận quyết liệt ở cấp quốc gia về sự cân bằng giữa công cuộc chống tội phạm và bảo đảm tính riêng tư của người dùng trong kỷ nguyên thiết bị kỹ thuật số.

Đại diện Apple cũng nói thêm rằng, vụ việc tại New York có phần tương tự các yêu cầu từ phía chính phủ đối với vụ San Bernardino, và ông này cũng tin rằng mặc dù thẩm phán Sheri Pym hiện thụ lý vụ San Bernardino sẽ không bị ràng buộc gì bởi phán quyết của thẩm phán Orenstein nhưng chắc chắn vụ New York sẽ tạo ra ít nhiều ảnh hưởng.

Trong cả 2 trường hợp, phía chính phủ Mỹ đều vin vào luật All Writs Act, vốn cho phép tòa án liên bang đưa ra mọi phán quyết và trát đòi nếu cảm thấy chúng cần thiết và hợp hiến.

Đại diện Bộ Tư pháp Mỹ cho hay đơn vị này cảm thấy thất vọng với phán quyết của thẩm phán Orenstein, đồng thời khẳng định có kế hoạch đề nghị một cấp tòa cao hơn ở cùng bang để xem xét lại vụ việc trong vài ngày tới.

Apple hiện đang chịu sức ép từ chính phủ Mỹ khi hãng này từ chối hỗ trợ FBI mở khóa chiếc điện thoại iPhone 5 của Syed Farook, một trong hai kẻ xả súng tại San Bernardino hồi tháng 12/2015 khiến 14 người chết và 22 người bị thương.

Cụ thể, Apple từ chối giúp FBI vô hiệu hóa tính năng tự hủy dữ liệu trên chiếc iPhone 5C của Syed, cũng như không đồng ý giải pháp mà Bộ Tư pháp và FBI đưa ra sau đó là tạo ra một phần mềm cửa hậu “xài duy nhất 1 lần” để trích xuất dữ liệu.

Các công tố viên cho biết, từ năm 2008, Apple đã tuân thủ 70 lệnh như vậy từ tòa án dựa trên luật All Writs Act mà không hề phản kháng.

Có nhiều trường hợp trong số này ảnh hưởng đến một số mẫu iPhone đời cũ vốn không đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng để giải mã dữ liệu.

Từ tháng 10/2015, Apple đã lần đầu tiên yêu cầu thẩm phán Orenstein từ chối các yêu cầu từ phía chính phủ.

Reuters cho hay, trong một lá thư dán kín gửi đến thẩm phán Orenstein, đại diện Apple nói rằng họ phản đối việc giúp Bộ Tư pháp Mỹ truy cập ít nhất 12 thiết bị.

Phía Apple cũng khẳng định hãng này chưa từng tạo ra những phần mềm để giải quyết những yêu cầu từ chính phủ.

Theo Tố Như – PC World

Comment