Đổi đời với cách thiết lập mục tiêu ngắn hạn trong sự nghiệp (Kỳ 1)

“Đổi đời” với mục tiêu ngắn hạn: Bắt đầu từ thay đổi hành vi và hình thành thói quen (Kỳ 1)

Trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, không gì có thể phù hợp hơn là những mục tiêu ngắn hạn. Cho dù là cho cuộc sống, sự nghiệp hay một kế hoạch nào đi nữa, các mục tiêu ngắn hạn mang tính thực tế cao là những bước đi khôn ngoan để bạn từng bước chạm đến hai chữ “thành công” trước khi thực hiện những chiến lược dài hơn.

Khi cuộc sống có những đổi thay, thay vì sợ hãi bạn hãy bắt đầu hy vọng về những điều tốt đẹp mới có thể sắp xảy ra. Kết hợp những hy vọng đó với việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn trong thời gian có những sự thay đổi như vậy, khả năng hạnh phúc hơn và thành công hơn cho cuộc đời bạn sẽ dễ chuyển hóa thành hiện thực.

Các mục tiêu ngắn hạn khi được tạo ra với các tiêu chí đã được hình thành rõ ràng sẽ là những bậc thang nhỏ nhưng vô cùng vững chắc giúp bạn leo cao đến các mục tiêu lớn hơn. Nhưng, làm thế nào để có được những mục tiêu ngắn hạn thiết thực và phù hợp, đó là câu hỏi bạn cần trả lời trước khi bắt đầu bản kế hoạch cuộc đời.

 

1 Mục tiêu ngắn hạn là gì?

Mục tiêu ngắn hạn dĩ nhiên là “ngắn”, có nghĩa là khung thời gian có thể ngắn như 10 phút hoặc một ngày, hoặc dài hơn có thể là một tuần hoặc thậm chí 12 tháng. Các mục tiêu ngắn hạn hoàn chỉnh phải được dự trù sẵn sàng với điểm khởi đầu và điểm kết thúc, đồng thời có sự kết nối chặt chẽ với các mục tiêu mang tính dài hạn.

mục tiêu ngắn hạn

Ảnh: Getty Images

 

QUICK TIPS:

Để xác định được các mục tiêu ngắn hạn thực sự mà bạn cần, hãy viết ra kết quả cụ thể mà bạn muốn đạt được từ những mục tiêu đó và thời điểm bạn tin sẽ thực hiện được. Sau đó, mô tả từng bước bạn sẽ phải thực hiện trong khoảng thời gian đến ngày đó. Mục tiêu ngắn hạn là bước nhỏ nhất bạn cần đạt được để đi đến mục tiêu lớn hơn xoay quanh những điều mà bạn đam mê.

Cần nhớ niềm đam mê chính là chìa khóa của thành công, và bạn phải có đam mê đạt được mục tiêu mình mong đợi. Những người không đạt được mục tiêu thật ra không phải vì họ lười biếng, mà đơn giản là vì họ đã đặt ra cho mình những mục tiêu không truyền được cảm hứng cho họ thực hiện mà thôi.

Một khi có được niềm đam mê khi thiết lập mục tiêu, có nghĩa là bạn phải kích hoạt lẫn tâm trí và cơ thể của mình để cung cấp năng lượng và sự tập trung nhằm thực hiện được nó. Mỗi khi đạt được một mục tiêu ngắn hạn nào đó, cơ thể sẽ ăn mừng bằng cách sản xuất và giải phóng các hóa chất như dopamine, serotonin, oxytocin và endorphin (còn được gọi là “morphin nội sinh”) nhằm giảm căng thẳng và tăng cảm giác thỏa mãn, hạnh phúc. Nói cách khác, việc trải qua những thành công và thất bại trong cuộc đời đem đến cho chúng ta nhiều sức mạnh nội sinh hơn cả yếu tố di truyền hay các liều thuốc bổ. Việc giải phóng thường xuyên các hóa chất tự nhiên này của cơ thể sẽ hỗ trợ thay đổi thần kinh nơi não bộ, giúp bạn xây dựng sự tự tin và ngày càng tập trung vào mục tiêu của mình hơn.

26 bước cơ bản để thành công với các mục tiêu ngắn hạn

Đặt mục tiêu ngắn hạn sẽ đưa bạn đến gần cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn, nhưng liệu bạn có thể đạt được điều đó? Hoàn thành các bước sau và bạn sẽ bắt đầu đạt được ước mơ của mình:

 

Ảnh: Istock

Bước 1: Nhận biết hy vọng nào là tốt nhất

Hãy tự mình tìm kiếm điều này bằng cách nghĩ đến một lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn muốn cải thiện hay thành công bạn muốn đạt được. Ví dụ, hy vọng về tài chính, về mối quan hệ, về sự nghiệp hay về sức khỏe. Trong quá trình khám phá này, bạn cần phân tích sao cho có thể hình dung ra kết quả mà bạn mong đợi một cách rõ ràng hơn. Trong đó, không chỉ là những mục tiêu và kết quả mà nó mang lại, mà còn cả những thay đổi trong hành vi và suy nghĩ của bạn khi đạt được mục tiêu.

Bước 2: Chú ý những điều khác biệt

Câu hỏi tiếp theo để tự hỏi bản thân là: “Để đạt được mục tiêu này, bạn cần làm những gì khác biệt so với cách bạn thường làm?” Câu trả lời sẽ giúp bạn xây dựng được tầm nhìn về những gì có thể xảy ra. Những mô tả thực hiện của bạn càng chi tiết và phong phú, thì kết quả tương lai càng càng trở nên chân thực hơn. Ở bước này, đôi khi bạn còn cần đến một số kỹ thuật trực quan hóa để dễ hình dung hơn.

Bước 3: Quan tâm lý do thật sự của niềm hy vọng

Hầu hết chúng ta đều biết có một lý do tiềm ẩn hoặc một hy vọng bị chôn vùi từ lâu bên dưới những điều mà chúng ta muốn thực hiện. Thông thường, cái tôi của mỗi người có khuynh hướng phòng thủ và bảo vệ lý do thực sự đó, nhưng nếu chúng ta đào sâu và sắp xếp lại suy nghĩ của mình, thì sức nặng có thể được nâng lên, tạo nên động lực vô cùng mạnh mẽ cho phép bạn tự do tiến về phía trước.

Bước 4: Ai sẽ nhận thấy sự khác biệt?

Những mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối tác của bạn là quan trọng. Bằng cách tưởng tượng về sự thay đổi mà họ sẽ nhận thấy, bạn có thể thêm một góc nhìn khác vào tầm nhìn cho mục tiêu của mình. Những điều mà những người xung quanh nhận biết về sự thay đổi của bạn cũng là được xem như là một phần kết quả đạt được của mục tiêu này.

Bước 5: Tưởng tượng một điều kỳ diệu xảy ra vào tối nay

Hãy tin rằng nếu bạn đi ngủ tối nay, sẽ có một điều kỳ diệu xảy ra, và bạn sẽ là phiên bản tốt nhất của chính mình cũng như đạt được hy vọng tốt nhất của mình trong đêm. Khi thức dậy vào sáng mai sau khi điều kỳ diệu xảy ra, bạn hãy thử phân tích xem bạn có nhận ra những gì thay đổi từ bản thân mà bạn đang tìm kiếm không, bởi những suy nghĩ tạo động lực luôn có tác động không nhỏ thay đổi cách nghĩ của mỗi người.

Bước 6: Mô tả ngày của bạn như thể điều kỳ diệu đã xảy ra

Trải qua một ngày từ lúc thức dậy, đến cuối ngày hãy thử mô tả những điều khác biệt mà bạn nhận thấy mình đã làm được trong ngày hôm nay khác với ngày hôm qua ngay trong mỗi hành động nhỏ. Ghi nhớ những điều khác biệt đó, ghi nhớ về một ngày mà bạn đang ở trạng thái tốt nhất vì đang được sống với những hy vọng tốt nhất của mình.

Lợi ích của mục tiêu ngắn hạn

Trong bất kể lĩnh vực nào của cuộc sống, việc có được những mục tiêu cá nhân ngắn hạn sẽ có nhiều tác động tích cực lan tỏa đến tổng thể cuộc đời của mỗi người. Trong đó, có 4 lợi ích lớn của việc này:

  • Cải thiện triển vọng nghề nghiệp và ý thức về bản sắc cá nhân.
  • Cải thiện năng lượng bản thân trong cả công việc và cuộc sống.
  • Cải thiện tư duy, thái độ và cách thức tương tác với những người xung quanh.
  • Cải thiện sức khỏe và khát khao hoàn thiện bản thân của mỗi người.
 

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp MCKINSEY: Trở thành người ưu tú trong sự nghiệp với 3 cách đơn giản

3Theo dõi mục tiêu ngắn hạn

Khi bạn đặt mục tiêu ngắn hạn, hãy thiết lập hệ thống đo lường để theo dõi tiến trình thực hiện của mình bằng cách:

hình thành mục tiêu ngắn hạn

Ảnh: Getty Images

Cách 1: Tạo công cụ đếm mỗi ngày

Để giữ cho việc thiết lập mục tiêu ngắn hạn của bạn đi đúng hướng, hàng ngày bạn cần là ghi lại những hoạt động đã làm hoặc kiểm đếm số ngày liên tiếp mà bạn đã duy trì mục tiêu. Ví dụ: nếu việc cải thiện sức khỏe là quan trọng đối với bạn và bạn dự định giảm 5kg cân nặng bằng cách không ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có đường, hãy thiết lập một biểu đồ đơn giản và theo dõi xem bạn có thể làm điều này trong bao nhiêu ngày liên tiếp. Mục tiêu trong 5 ngày, sau đó 10, rồi 20 ngày liên tiếp. Nếu có ngày bạn không theo được, chỉ cần bắt đầu lại. Khi bạn cảm thấy tự tin rằng mình có thể tiếp tục với nhịp độ này, bạn sẽ tạo thêm những cột mốc khác xa hơn, khó hơn. Chỉ cần thiết lập cho mình một biểu đồ kiểm đếm đơn giản để ở một nơi nào đó bạn có thể nhìn thấy và tận hưởng việc “tick” vào đó mỗi ngày như một minh chứng rằng bạn đã đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình.

Cách 2: Viết nhật ký hành trình

Viết nhật ký sẽ giúp bạn tập trung vào việc xác định ra những điều khác biệt trong hành trình thực hiện các mục tiêu ngắn hạn. Cố gắng hoàn thành nhật ký vào cuối mỗi ngày để tổng kết lại những chi tiết đáng chú ý. Điều này giúp bạn luôn kết nối mỗi ngày thực hiện với kết quả mong đợi cuối cùng và lưu ý về tiến trình thay đổi hành vi và suy nghĩ của bản thân.

Cách 3: Chia sẻ sự tiến bộ với một người tư vấn đáng tin cậy

Bằng cách nói thành lời với ai đó những gì bạn cảm nhận được về sự thay đổi của bản thân và quá trình bạn đang tiến dần đến mục tiêu đã đề ra, vô hình trung bạn đang tự khích lệ và củng cố sức mạnh bước tiếp cho chính mình. Việc thoải mái nói ra các suy nghĩ về mặt vật lý sẽ kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh dễ chịu, đóng vai trò rất quan trọng mang lại sự tự tin, động lực và những thay đổi tích cực mà bạn cần có để thành công.

Cách 4: Hình dung về sự tiến bộ

Trước khi bạn đi ngủ vào buổi tối, hãy hình dung trước ngày mai của bạn sẽ ra sao, bạn sẽ tiếp tục làm những việc gì để hỗ trợ cho sự thay đổi của chính mình. Tự vẽ ra cho mình bức tranh thay đổi từ những chi tiết nhỏ, rồi ghép lại để tạo nên những thay đổi lớn mà bạn muốn thấy mình thực hiện được. Vào buổi sáng khi thức dậy, bạn hãy kích hoạt lại hình ảnh này và mang nó bước vào ngày của bạn.

(Còn tiếp)

Nguồn: Tổng hợp

thành công

Comment