8 mục tiêu tài chính cần đạt trước tuổi 30 • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

8 mục tiêu tài chính cần đạt trước tuổi 30

Kiếm nghề tay trái, đàm phán tăng lương và đầu tư cho bản thân từ sớm sẽ giúp bạn có cuộc sống thoải mái hơn sau này.

1Lập quỹ dự phòng khẩn cấp

Cuộc sống đầy những biến động không lường trước được. Đó là lý do tại sao bạn cần có một quỹ dự phòng cho những trường hợp như vậy. Số tiền này có thể thay đổi tùy theo tình hình cụ thể. Tuy nhiên, trung bình trước tuổi 30, quỹ của bạn nên có từ 3 tới 9 tháng lương.

2Đàm phán tăng lương

Bạn phải hiểu rõ giá trị bản thân để có cơ sở đề nghị tăng lương.

Bạn phải hiểu rõ giá trị bản thân để có cơ sở đề nghị tăng lương.

Bạn không thể chỉ ngồi một chỗ và mong chờ lương thưởng của mình cứ thế tăng lên được. Kể cả khi sếp nhận thấy bạn đang làm việc chăm chỉ và hiệu quả, cũng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được trả nhiều tiền hơn. Hãy tự biết đòi hỏi quyền lợi của mình.

Đây là vấn đề tế nhị. Bởi vậy, bạn cần nghiên cứu thật kỹ cách “vào đề” cũng như hiểu rõ giá trị bản thân để buổi đàm phán có thể xuôi chèo mát mái.

3Dành ra ít nhất 10% thu nhập để vào tài khoản tiết kiệm khi về hưu

Thời điểm lý tưởng để bắt đầu tiết kiệm là khi bạn đang ở độ tuổi 20.

Thời điểm lý tưởng để bắt đầu tiết kiệm là khi bạn đang ở độ tuổi 20.

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu lập tài khoản hưu trí cả. Thời điểm lý tưởng để bắt đầu tiết kiệm là khi bạn đang ở độ tuổi 20.

Khi mới đi làm, 10% lương có thể là con số quá lớn. Tuy nhiên, bạn nên lấy đó làm mục tiêu khi đã 30 tuổi. Hãy tập thói quen tăng dần số tiền hàng tháng đưa vào tài khoản hưu trí, có thể là tăng 6 tháng một lần hoặc vào mỗi dịp cuối năm khi bạn được tăng lương.

4Đặt mục tiêu làm giàu

Đặt mục tiêu cụ thể và rõ ràng.

Đặt mục tiêu cụ thể và rõ ràng.

Tiền không sẵn như vỏ hến đâu. Mà bạn phải tự làm ra nó. Nếu muốn giàu có, hãy đặt mục tiêu cụ thể và rõ ràng trước khi lên kế hoạch tài chính để đạt được đó.

Hãy suy nghĩ thực tế khi đặt kế hoạch. Nhưng cũng đừng ngại mơ lớn và thử thách bản thân. Người giàu luôn đặt kỳ vọng cao và cực kỳ tin tưởng vào chính mình.

5Kiểm soát chi tiêu

Kiểm soát chi tiêu để chắc chắn rằng mình chi tiêu ít hơn thu nhập.

Kiểm soát chi tiêu để chắc chắn rằng mình chi tiêu ít hơn thu nhập.

Tới tuổi 30, bạn bắt buộc phải nắm rõ mình kiếm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu. Ngoài việc chắc chắn rằng mình chi tiêu ít hơn thu nhập, bạn còn phải biết mình có đang tiết kiệm đủ cho khi về hưu hay không, hoặc liệu có cách nào nhằm tăng thu giảm chi không.

Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách ghi lại vào sổ, hoặc dùng ứng dụng quản lý các khoản chi tiêu.

6Kiếm nghề tay trái

Chụp hình được nhiều người theo đuổi như là nghề tay trái.

Chụp hình được nhiều người theo đuổi như là nghề tay trái.

Những người giàu có và thành công nhất luôn tìm cách để có nhiều nguồn thu nhâp. Bạn có rất nhiều cơ hội làm thêm, điển hình là kinh doanh riêng – lựa chọn của hầu hết người giàu.

7Đầu tư kiếm lời

Thường thì người ta có xu hướng chỉ đầu tư khi tài chính đã ổn định. Nhưng nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên làm việc này càng sớm càng tốt, coi đầu tư như một công cụ nhằm tăng lượng tiền tiết kiệm khi về già. Dĩ nhiên, hãy đầu tư vào một cái gì đó khác tài khoản hưu trí của bạn.

8Đầu tư vào bản thân

Người giàu và thành công không bao giờ để cho não mình được nghỉ ngơi. Họ luôn tìm cách học hỏi kể cả khi không còn tới trường nữa.

Bạn có thể học bằng nhiều cách, từ đăng ký các khóa học bên ngoài, tham dự hội thảo khoa học hoặc đơn giản là đọc sách. Cũng đừng quên đầu tư cho sức khỏe của mình, như tập thể dục chẳng hạn.

Hà Tường (theo BI)

Comment